Khoảng thời gian giao mùa thường khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, căng thẳng. Nhiều người còn gặp các vấn đề như đau nhức, khô da, thậm chí là rối loạn hô hấp và tiêu hóa, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Tại Việt Nam, đặc biệt vào khoảng tháng 4-5 và tháng 10-11, khi thời tiết chuyển đổi rõ rệt giữa các mùa trong năm, cơ thể dường như rơi vào cảnh “nắng không ưa, mưa không chịu” và cơ thể càng dễ bị tổn thương.
Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn giao mùa này? Chế độ ăn uống và sinh hoạt như thế nào để tăng cường sức đề kháng? Có những phương pháp phòng bệnh hiệu quả nào? Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
1. Tìm hiểu về giao mùa
Giao mùa là khoảng thời gian chuyển giao giữa hai mùa trong năm, khi có sự thay đổi rõ rệt về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí và các yếu tố môi trường khác. Sự thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển mạnh hơn.

Ảnh hưởng do thời tiết giao mùa, chuyển mùa thu sang đông hoặc ngược lại
Thời tiết thay đổi đột ngột trong giai đoạn này có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là hệ miễn dịch. Cơ thể chưa kịp thích nghi với thời tiết mới, đồng thời các tác nhân gây bệnh gia tăng nhanh chóng, làm suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Trong đó, nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi giao mùa bao gồm:
- Trẻ nhỏ: Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa và bệnh dễ diễn biến nặng hơn người lớn.
- Người cao tuổi: Thường có sẵn các bệnh nền như bệnh hô hấp, đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận,… làm hệ miễn dịch suy yếu. Thay đổi thời tiết dễ làm khởi phát bệnh lý có sẵn ở người cao tuổi và diễn biến nặng hơn.
- Phụ nữ mang thai: Khi người mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi rất dễ gặp nguy cơ dị tật. Do đó, việc phòng bệnh là điều quan trọng hàng đầu đối với thai phụ.
Ngoài ra, những người có bệnh mạn tính, người làm việc ngoài trời và những người có hệ miễn dịch suy yếu cũng cần chú ý bảo vệ sức khỏe để tránh nguy cơ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi.
2. Ảnh hưởng của giao mùa đến sức khỏe và cách phòng ngừa
2.1. Ảnh hưởng đến hô hấp
Giao mùa ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe hô hấp. Khi không khí trở nên lạnh và khô hơn, niêm mạc đường thở dễ có xu hướng mất đi độ ẩm tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus xâm nhập. Ngược lại, khi độ ẩm tăng cao, vi khuẩn và nấm mốc cũng có thể sinh sôi nảy nở, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp.
Trong thời điểm giao mùa, nhiều người thường gặp các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, dị ứng, viêm xoang,… với các triệu chứng điển hình như:
- Ho kéo dài, có thể kèm theo đờm.
- Đau rát họng, khó chịu khi nói hoặc nuốt.
- Nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở.
- Sốt nóng lạnh, ớn lạnh, mệt mỏi.
Trong giai đoạn nhạy cảm này, việc chủ động bảo vệ hệ đường hô hấp và áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Một số phương pháp đơn giản và hiệu quả bao gồm súc họng bằng nước muối, xông mũi họng, duy trì độ ẩm không khí phù hợp và sử dụng viên ngậm giảm ho, đau họng,…
Ngoài các biện pháp chăm sóc tại nhà, bạn có thể sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông. Sản phẩm này là sự kết hợp của 9 loại thảo dược thiên nhiên gồm Trần bì, Bạc hà, Thiên môn đông, Bình vôi, Bách bộ, Kinh giới, Tang bạch bì, Gừng và Atiso với công dụng giúp bổ phổi, hỗ trợ giảm đáng kể những triệu chứng ho, đau họng do viêm họng, viêm phế quản,…
2.2. Ảnh hưởng đến xương khớp
Trong thời điểm giao mùa, độ ẩm cao và không khí lạnh ảnh hưởng tiêu cực đến hệ xương khớp. Điều kiện thời tiết này cản trở lưu thông khí huyết, làm khớp vận động kém linh hoạt và mất đi sự đàn hồi tự nhiên. Hậu quả là tăng nguy cơ cứng khớp, xuất hiện tiếng khớp kêu khi cử động và gây nhức mỏi kéo dài.
Do đó, một số người có tiền sử mắc các bệnh xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, loãng xương hay đau thần kinh tọa và người cao tuổi thường bị ảnh hưởng nhiều hơn vào thời điểm giao mùa, với các triệu chứng rõ rệt hơn, thậm chí là bị kéo dài dai dẳng so với ban đầu.
Để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp trong thời điểm giao mùa, có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ tại nhà như:
- Chườm đá hoặc chườm nóng là phương pháp đẩy lùi cơn đau nhức an toàn, hiệu quả giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
- Massage và xoa bóp giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm căng cơ và làm dịu cơn đau tại các vùng khớp sưng.
- Dùng đai hoặc băng hỗ trợ khớp để giảm áp lực (nếu cần).
- Áp dụng mẹo dân gian như ngâm chân với nước gừng ấm, đắp lá lốt hoặc ngải cứu rang muối lên khớp đau hoặc uống trà gừng,…
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thảo Linh Tiên của Dược Bình Đông để hỗ trợ hiệu quả cho các vấn đề đau nhức xương khớp. Sản phẩm được chiết xuất từ 9 loại thảo dược tự nhiên gồm Dây đau xương, Tang thầm, Đảng sâm, Ngưu tất, Đỗ trọng, Kê huyết đằng, Độc hoạt, Mộc qua và Cốt toái bổ, được nhiều người tin dùng.

Sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp Thảo Linh Tiên
2.3. Ảnh hưởng đến da
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, cùng với sự sụt giảm độ ẩm không khí là những yếu tố chính tác động đến làn da trong giai đoạn giao mùa. Khi thời tiết hanh khô, làn da mất nước nhanh hơn, dẫn đến tình trạng khô ráp, bong tróc, ngứa ngáy và kích ứng.
Bên cạnh đó, khi độ ẩm không ổn định, làn da trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn và phấn hoa. Hệ thống bảo vệ tự nhiên của da yếu đi, nguy cơ mắc các bệnh về da liễu như viêm da cơ địa, nổi mẩn đỏ, mề đay dị ứng tăng cao. Các vùng da dễ bị ảnh hưởng thường là ở phần mặt, cổ, tay và chân.
Do đó, để bảo vệ da trong giai đoạn này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như: sử dụng kem dưỡng ẩm, vệ sinh sạch sẽ, giữ ấm cơ thể, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng,…
2.4. Các ảnh hưởng khác của giao mùa
Ngoài những vấn đề đã nêu trên, trong thời điểm giao mùa, cơ thể còn phải đối mặt với nhiều thách thức sức khỏe khác:
- Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng do sự thay đổi của môi trường kích thích dạ dày tăng tiết axit, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón mỗi khi đến giai đoạn giao mùa.
- Sốt xuất huyết gia tăng bởi vì điều kiện thời tiết giao mùa tạo môi trường thuận lợi cho virus Dengue phát triển mạnh mẽ. Người mắc bệnh thường có triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, buồn nôn, đau nhức toàn thân và dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường.
- Suy tim và các vấn đề tim mạch khác cũng tăng nguy cơ khi cơ thể liên tục phải thích nghi với những thay đổi thời tiết đột ngột.
- Rối loạn cảm xúc theo mùa (Seasonal Affective Disorder – SAD) xảy ra do sự thay đổi ánh sáng và nhiệt độ của môi trường, biểu hiện qua các triệu chứng như mất ngủ, trầm cảm, mệt mỏi kéo dài và thay đổi khẩu vị.
3. Duy trì thói quen sinh hoạt có lợi để giảm ảnh hưởng khi chuyển mùa
3.1. Chế độ ăn uống khoa học
Việc ăn uống đúng giờ, đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất dinh dưỡng chính (đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất) giúp củng cố hệ miễn dịch, duy trì năng lượng và hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh tật mà còn tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể thích nghi tốt hơn với sự thay đổi thời tiết.
Một số thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe tổng thể gồm:
- Thực phẩm giàu vitamin C (cam, chanh, bưởi, dâu tây, kiwi, ổi,…) giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại virus, vi khuẩn.
- Thực phẩm giàu kẽm (hàu, thịt bò, hạt bí, hạnh nhân,…) hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
- Thực phẩm chứa probiotic (sữa chua, phô mai,…) giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ miễn dịch.
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc bổ sung các loại thảo dược hỗ trợ miễn dịch như gừng, tỏi, nghệ, mật ong, trà xanh,… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế tác động của giao mùa. Tìm hiểu thêm: Thực phẩm tăng sức đề kháng.
Bạn cũng cần lưu ý rằng, một số thực phẩm có thể gây mất cân bằng và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến cơ thể dễ bị tác động tiêu cực trong thời điểm giao mùa.
- Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ.
- Thực phẩm cay nóng.
- Thức ăn nhanh và chế biến sẵn.
- Thực phẩm nhiều đường và chất béo.
- Thực phẩm nhiều muối.
- Thực phẩm chứa cồn và caffeine,…
3.2. Thói quen sinh hoạt có lợi cho sức khỏe
Duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể thích nghi tốt hơn với sự thay đổi thời tiết, giảm nguy cơ mắc các bệnh theo mùa.
- Uống đủ nước, trung bình 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể thanh lọc độc tố, duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định và cấp ẩm cho làn da.
- Ngủ đủ giấc với 7 – 8 giờ mỗi đêm và nên ngủ trước 23h để cơ thể phục hồi, cải thiện trí nhớ và tăng cường miễn dịch.
- Tập thể dục đều đặn với ít nhất 30 phút vận động mỗi ngày giúp tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện sức bền và giảm căng thẳng. Các bài tập nhẹ như yoga, thiền, đi bộ đặc biệt phù hợp trong giai đoạn giao mùa.
- Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi rất quan trọng, vì làm việc quá sức có thể khiến cơ thể không kịp phục hồi, dẫn đến suy giảm miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Ổn định tinh thần bằng các phương pháp như hít thở sâu, thiền, tập thể dục, nghe nhạc thư giãn hoặc dành thời gian cho các sở thích cá nhân để giảm stress – yếu tố làm suy giảm hệ miễn dịch khi giao mùa.
- Duy trì cân nặng hợp lý và ổn định, hạn chế để bảo vệ của cơ thể trước những thay đổi bất thường của thời tiết.
3.3. Thói quen giúp phòng bệnh hiệu quả khi giao mùa
Bạn cần lưu ý rằng, phòng bệnh luôn quan trọng hơn chữa bệnh, đặc biệt trong thời điểm giao mùa. Việc xây dựng các thói quen tốt giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hằng ngày. Một số thói quen phòng ngừa đơn giản mà bạn nên thực hiện:
- Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tiêm phòng vắc-xin cúm đầy đủ để bảo vệ cơ thể khỏi các chủng virus cúm phổ biến theo mùa.
- Giữ vệ sinh khi ho hoặc hắt hơi, che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, nếu dùng tay che miệng thì nên rửa sạch với xà phòng.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt khi ở nơi đông người hoặc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao.
- Hạn chế tụ tập nơi đông người trong thời điểm dịch bệnh bùng phát để giảm nguy cơ tiếp xúc với nguồn lây.
- Giữ ấm cơ thể, chú ý các vùng nhạy cảm như cổ, ngực, bàn tay và bàn chân để phòng nhiễm lạnh và các bệnh về đường hô hấp.
- Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống.

Bảo vệ sức khỏe trước những tác hại khi chuyển mùa
4. Tổng kết
Giao mùa là thời điểm thách thức đối với sức khỏe, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và người có bệnh nền. Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể dễ mắc bệnh hô hấp, tiêu hóa, da liễu, xương khớp và tim mạch, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Khi gặp các vấn đề như ho, đau họng, khó thở, viêm phế quản hay viêm xoang, bạn có thể áp dụng các biện pháp tại nhà như xông mũi họng, súc họng bằng nước muối, duy trì độ ẩm không khí phù hợp hoặc tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông để bổ phổi và hỗ trợ giảm ho, đau họng do viêm họng, viêm phế quản.
Song song đó, nếu gặp tình trạng đau nhức, cứng khớp, tê mỏi, bạn có thể thử cách chườm nóng hoặc chườm lạnh, massage, tập vận động nhẹ tại nhà hoặc tham khảo thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thảo Linh Tiên của Dược Bình Đông. Thảo Linh Tiên là lựa chọn phù hợp để giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, đau nhức, tê mỏi chân tay do tình trạng viêm khớp, thoái hóa khớp và phong thấp gây ra.
Lưu ý: Các sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.