Độ ẩm không khí tác động đến sức khỏe và giải pháp kiểm soát tại nhà

Hình chụp về độ ẩm

Ở Việt Nam, độ ẩm không khí thường xuyên ở mức cao, đặc biệt tại các khu vực sát mặt đất, với trung bình độ ẩm dao động từ 83% – 95%. Hơi ẩm trong không khí quá cao, vượt mức kiểm soát, không chỉ khiến không gian sống trở nên ngột ngạt, bức bối, khó chịu mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus và nấm mốc phát triển, ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe.

Vậy mức ẩm bao nhiêu là lý tưởng cho cơ thể? Làm thế nào để kiểm soát hơi ẩm trong không gian sống để bảo vệ sức khỏe? Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu chi tiết về những ảnh hưởng của độ ẩm không ổn định và cách phòng tránh hiệu quả ngay tại nhà.

1. Hiểu về độ ẩm

Độ ẩm không khí được biết đến là một khái niệm chỉ mức hơi nước có trong không khí. Mặt khác, có nhiều khái niệm chuyên sâu từng được nhắc đến như:

  • Độ ẩm không khí tuyệt đối nhằm biểu thị lượng hơi nước trong một đơn vị thể tích không khí.
  • Độ ẩm không khí tương đối thường được ứng dụng trong cuộc sống thường ngày như một đại lượng, thể hiện bằng phần trăm hàm lượng hơi nước có trong không khí. Một khi độ ẩm không khí tương đối đạt 100% tức là không khí đang đạt trạng thái bão hòa xét về hàm lượng hơi nước.
  • Độ ẩm tỉ lệ là mức ẩm có thể đổi thay dựa trên các mức nhiệt độ khác nhau.
Hình chụp về độ ẩm

Độ ẩm

Mức ẩm sẽ thay đổi thường xuyên, phụ thuộc vào nhiệt độ và điều kiện môi trường thực tế. Trong đó, không khí nóng có khả năng giữ nhiều hơi nước hơn so với lạnh, vì vậy mức ẩm thường cao hơn vào mùa hè và thấp hơn vào mùa đông.

Tuy nhiên, bất kể ở điều kiện nào, mức ẩm phù hợp với cơ thể con người vẫn nằm trong khoảng 40% – 70%. Đối với trẻ sơ sinh, mức an toàn hơn rơi vào khoảng 40% – 60%, giúp duy trì sức khỏe, tránh kích ứng da và những ảnh hưởng không mong muốn về đường hô hấp.

Tại một số bệnh viện, tòa nhà lớn, mức ẩm thường được kiểm soát khoảng 55% để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc, đồng thời đảm bảo môi trường an toàn cho sức khỏe.

Vì thế, nếu mức ẩm quá cao hoặc quá thấp, cơ thể có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe như:

  • Mức cao (trên 70%) là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển. Chúng có thể bám vào quần áo, thực phẩm, vật dụng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Mức thấp (dưới 40%) với không khí khô khiến cơ thể mất nước nhanh, gây khô da, khó chịu, căng tức và mệt mỏi.

2. Những ảnh hưởng của độ ẩm đến sức khỏe

Khi mức ẩm không được duy trì ổn định, sự ảnh hưởng này không chỉ dừng lại ở các thiết bị điện tử, quần áo, thực phẩm,… mà “tài sản quý giá nhất” là sức khỏe con người cũng chịu nhiều tác động nghiêm trọng. 

2.1. Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Độ ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp. Khi mức ẩm cao, vi khuẩn, virus và nấm mốc phát triển mạnh, làm tăng nguy cơ viêm mũi họng, viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn,.. Đồng thời, mức ẩm cao làm đường hô hấp dễ bị kích thích, gây nghẹt mũi, ho có đờm, khó thở,… Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ và người có sức đề kháng yếu.

Ngược lại, khi mức ẩm thấp, không khí khô làm mũi, họng và phổi bị mất nước, khiến niêm mạc suy yếu dễ dẫn đến viêm họng, viêm xoang, ho,… Đáng chú ý, virus sẽ tồn tại lâu hơn trong môi trường khô, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cảm lạnh, cảm cúm.

Hình ảnh người đàn ông đang bị ho khan liên tục

Cảm lạnh do mức ẩm thấp

2.2. Ảnh hưởng đến da

Khi độ ẩm cao, không khí ẩm ướt khiến làn da dễ bị kích ứng và nổi mẩn đỏ hơn bình thường, đặc biệt là trong những ngày mưa kéo dài. Vi khuẩn và nấm phát triển trong môi trường này sẽ bám lại trên bề mặt da, gây ngứa ngáy hoặc làm tăng nguy cơ mụn trứng cá, viêm da.

Ngược lại, khi độ ẩm thấp, cơ thể mất nước nhanh hơn qua da, dẫn đến tình trạng da bị khô nẻ và bong tróc, nhất là vào mùa đông hanh khô. Từ đó, làn da của bạn cũng trở nên nhạy cảm, dễ nứt nẻ, đặc biệt ở gót chân hay ở bàn tay. Khi đó, việc chăm sóc vết thương hở cũng cần cẩn thận hơn để tránh nhiễm trùng kéo dài.

Hình chụp người phụ nữ đang bị nổi mụn

Khu vực da mặt cũng dễ bị bong tróc

2.3. Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Khi độ ẩm giảm thấp, không khí khô làm suy yếu khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, khiến bạn dễ bị vi khuẩn và virus tấn công hơn. Khi “tuyến phòng thủ” bị yếu dần do tiếp xúc với môi trường khô, những tác nhân “không mời mà đến” này có thể xâm nhập dễ dàng hơn qua đường hô hấp.

Tìm hiểu thêm bài viết: Cách tăng sức đề kháng tại nhà trong điều kiện khô nóng.

2.4.  Các ảnh hưởng đến cơ thể khác 

Ngoài những ảnh hưởng đã kể trên, mức ẩm bất thường còn mang đến nhiều tác động tiêu cực khác cho cơ thể bạn mà ít ai để ý, làm suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

  • Xương khớp đau nhức, cứng khớp, cảm giác nặng nề và khó chịu do thời tiết ẩm cao kèm thời tiết lạnh làm tắc nghẽn sự lưu thông khí huyết,
  • Tâm lý bị ảnh hưởng, đặc biệt khi độ ẩm cao, vì cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để tự điều chỉnh, gây ra cảm giác nóng nực, mệt mỏi, thiếu động lực, thậm chí lo âu và giảm hiệu suất làm việc, học tập.
  • Quá trình tiêu hóa bị chậm lại vì mức ẩm thấp khiến cho cơ thể dễ bị đầy hơi, khó tiêu, trào ngược axit, đặc biệt khi ăn thực phẩm khó tiêu hóa.
  • Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mức ẩm không ổn định có thể tác động đến huyết áp, tuần hoàn máu.

3. Kiểm soát mức ẩm tại nhà giúp bảo vệ sức khỏe

3.1. Làm gì khi độ ẩm cao?

Không khí quá ẩm có thể gây khó thở, kích thích dị ứng, làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp và tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển mạnh. Để kiểm soát tình trạng này, có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Giảm lượng hơi nước trong nhà bằng việc hạn chế mở cửa chính, cửa sổ vào những ngày thời tiết ẩm ướt. Khi trời có nắng, nên mở cửa sổ để thông gió, giúp hơi ẩm thoát ra ngoài.
  • Hạn chế các hoạt động gây tăng mức ẩm như tránh phơi quần áo trong nhà, luôn lau khô chân trước khi vào phòng và kiểm tra các đường ống nước để tránh rò rỉ,…
  • Sử dụng vật liệu hút ẩm tự nhiên như than hoạt tính, baking soda,… giúp hấp thụ hơi ẩm trong không gian nhỏ hiệu quả.
  • Dùng vôi sống là một trong các phương pháp hạ độ ẩm cực kỳ tiết kiệm. Hãy đặt một thùng vôi sống tại các vị trí bị ẩm mốc và đóng chặt cửa.
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ như điều hòa có chức năng hút ẩm hoặc máy hút ẩm giúp duy trì không gian khô thoáng, đặc biệt cần thiết trong bệnh viện, phòng thiết bị điện tử hoặc khu vực có nhiều đồ vật dễ hư hỏng do hơi ẩm.
Hình chụp về Máy hút ẩm kèm lọc khí

Sử dụng máy hút ẩm kèm lọc khí để cân bằng ẩm ở mức trung bình

3.2. Làm gì khi độ ẩm thấp?

Không khí quá khô có thể khiến làn da bạn nứt nẻ, mắt cay rát, viêm đường hô hấp, hơi thở nặng nhọc, thậm chí cơ thể dễ mất nước nhanh hơn bình thường. Điều này thường xảy ra vào mùa hanh khô hoặc khi bạn bật điều hòa liên tục trong thời gian dài.

Để bổ sung hơi nước cho không gian sống, bạn hãy thử áp dụng những cách đơn giản dưới đây:

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp duy trì mức ẩm trong phòng ổn định, đặc biệt quan trọng khi dùng điều hòa thường xuyên.
  • Để cửa phòng tắm mở sau khi tắm và giữ nước trong bồn một lúc trước khi xả, giúp hơi nước lan tỏa vào không gian sống.
  • Phơi quần áo trong nhà để tăng ẩm cho không gian nhà cửa.
  • Trồng cây xanh như cây lưỡi hổ, cây sung, cây trạng nguyên, cây vạn niên thanh,… và các loại cây có nhiều lá để tăng ẩm trong không gian sống.

4. Duy trì những thói quen sinh hoạt khoa học bảo vệ khi mức ẩm bất thường

Thói quen sinh hoạt khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, đặc biệt khi độ ẩm thay đổi bất thường. Việc duy trì chế độ ăn uống, giấc ngủ, vận động và chăm sóc sức khỏe hợp lý giúp cơ thể thích nghi tốt hơn, hạn chế tác động tiêu cực từ môi trường.

  • Chế độ ăn uống khoa học, đúng giờ, đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất dinh dưỡng chính (đường bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất) giúp cung cấp năng lượng và tăng sức đề kháng.
  • Tránh thức ăn không lành mạnh, đồ chiên rán, cay nóng để hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, bảo vệ gan thận và giảm nguy cơ mất nước khi nhiệt độ thay đổi.
  • Uống đủ nước, 2.0 – 2.5 lít nước mỗi ngày giúp thải độc, cân bằng nhiệt độ cơ thể và duy trì độ ẩm cho da.
  • Ngủ đủ giấc, trung bình khoảng 7 – 8 giờ mỗi đêm và ngủ trước 23h để giúp cơ thể phục hồi, cải thiện trí nhớ và tăng cường miễn dịch.
  • Tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút vận động mỗi ngày để cải thiện tuần hoàn máu, tăng sức bền và giảm căng thẳng. Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền, đi bộ rất phù hợp để giúp cơ thể thư giãn tốt hơn.
  • Cân bằng công việc và nghỉ ngơi nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến tinh thần và thể chất khi làm việc quá sức.
  • Duy trì cân nặng hợp lýkhám sức khỏe định kỳ để đảm bảo cơ thể bạn không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố môi trường, trong đó có vấn đề về độ ẩm.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên tắm rửa, giữ vệ sinh da, thân thể.
  • Tiêm phòng cúm hằng năm vào mùa đông, đặc biệt ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc nhiều bệnh lý mãn tính.
Hình chụp người đàn ông đang được tiêm thuốc

Tiêm vắc xin phòng bệnh, đặc biệt là với đối tượng trẻ em

5. Tổng kết

Duy trì mức ẩm ổn định là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho mỗi người. Mức ẩm lý tưởng cho cơ thể dao động trong khoảng 40% – 70%. Khi độ ẩm vượt quá hoặc giảm xuống dưới ngưỡng này, không khí có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp, xương khớp, làn da, hệ miễn dịch và cả tâm lý của chúng ta.

Việc điều chỉnh mức ẩm trong không gian sống không chỉ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, mà còn hỗ trợ cơ thể duy trì trạng thái cân bằng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, khi kết hợp với lối sống lành mạnh như ăn uống khoa học, uống đủ nước, tập thể dục đều đặn và chăm sóc da đúng cách, cơ thể bạn có khả năng thích nghi tốt hơn với những biến đổi của môi trường.

Mặt khác, nếu xuất hiện các triệu chứng do độ ẩm không ổn định, bạn có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm từ thảo dược, được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, để hỗ trợ sức khỏe hô hấp và nâng cao sức đề kháng. Trong đó, hai dòng sản phẩm nổi bật của Dược Bình Đông giúp bạn hỗ trợ vấn đề này là: 

Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông

Thảo Linh Tiên của Dược Bình Đông

Bạn vui lòng liên hệ qua hotline 028.39.808.808 hoặc truy cập vào website để được chúng tôi hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!

Lưu ý, các sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Chúng tôi cung cấp y học chính xác và đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính cập nhật và khách quan. Độc giả có thể tham khảo chính sách biên tập để xác nhận độ tin cậy của nội dung. Bài viết này dựa theo nguồn bên dưới:

  1. Vinmec: https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/do-am-va-suc-khoe-vi
  2. Nhà thuốc Long Châu: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/do-am-la-gi-nhung-tac-dong-cua-do-am-len-suc-khoe-con-nguoi.html
  3. Pharmacity: https://www.pharmacity.vn/do-am-khong-khi-va-tac-dong-len-suc-khoe-con-nguoi.htm
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
Hãy đặt câu hỏi hoặc chia sẻ suy nghĩ của bạn về bài viết

      Để lại lời nhắn

      Bài viết liên quan
      Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".
      Dược Bình Đông
      Logo
      Đăng ký tài khoản mới

      Tư vấn miễn phí

      Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

      (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)
      Giỏ hàng