Tìm kiếm

Tình hình sử dụng thuốc y học cổ truyền

Việt Nam có nền thuốc Y học cổ truyền lâu đời, được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học kỹ thuật nói chung và Tây y nói riêng đã làm Đông y dần bị lu mờ. Vậy, Đông y có còn giữ vững vị trí của mình? Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây đến từ Dược Bình Đông!

1. Đông Y và Tây Y hiểu sao cho đúng

1.1. Vai trò của Đông y trong thuốc y học cổ truyền

Đông y là nền y học có cơ sở lý luận dựa theo các học thuyết Âm – Dương, Ngũ hành, Thiên nhân hợp nhất, phối hợp cùng phương pháp ngoại quan (vọng chẩn, văn chẩn, vấn chẩn, thiết chẩn) mà chẩn đoán bệnh. Đông y luôn hướng đến việc tìm hiểu sâu về căn nguyên gây bệnh, để điều trị bệnh tật từ gốc. Vì thế, các thầy thuốc luôn nhìn người bệnh 1 cách toàn diện để điều chỉnh và phối hợp bài thuốc phù hợp cho từng cá nhân, đồng thời nâng cao sức đề kháng để lấy lại sự cân bằng của cơ thể nhằm khắc phục bệnh tật. Điều này phù hợp với yêu cầu phòng và trị bệnh mạn tính hiện nay.

Đặc biệt, trong Đông y, phương pháp điều trị bằng thuốc và không dùng thuốc (dưỡng sinh, châm cứu, xoa bóp, ẩm thực trị liệu…) đều có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với con người và dễ vận dụng, phần lớn lại ít độc và ít tác dụng phụ.

Tuy nhiên, Đông y cũng có những hạn chế, đó là việc chẩn đoán và điều trị phụ thuộc nhiều vào trình độ và kinh nghiệm của người thầy thuốc và cần nhiều thời gian. Nên đối với những bệnh cấp tính, Đông y không tác dụng ngay được. Đây cũng là lý do vì sao cho đến nay Đông y vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu ứng dụng rộng rãi, hiệu quả và kịp thời trong điều trị các bệnh lý cấp tính, cấp cứu, lây nhiễm rộng và nhanh.

Hình ảnh về các vị thuốc y học cổ truyền

Phương pháp điều trị bằng đông y có nguồn gốc tự nhiên

1.2. Vai trò của Tây y

Trong khi đó, nhờ ứng dụng những thành quả công nghệ tiên tiến với các trang thiết bị hiện đại và các thuốc hóa dược, Tây y có thể chẩn đoán, can thiệp, điều trị kịp thời và có hiệu quả cao đối với các bệnh lý cấp cứu, cấp tính, truyền nhiễm, ngoại khoa… Thậm chí nếu cần thiết có thể cấy ghép, loại bỏ, thay thế các bộ phận bị bệnh.

Tuy nhiên, hạn chế của Tây y chính là việc các thuốc hóa dược có quá nhiều tác dụng phụ, dễ dàng bị lạm dụng, gây ảnh hưởng tới cơ thể. Ngoài ra, các thuốc điều trị đơn thuần chỉ quan tâm đến việc chữa bệnh, chữa triệu chứng mà coi nhẹ việc chăm sóc nhằm cải thiện khả năng tự điều chỉnh, cân bằng của cơ thể.

Hình ảnh về thuốc tây trong y học cổ truyền

Tây y có thể chẩn đoán, can thiệp, điều trị kịp thời

2. Đông Y có đang bị lạm dụng

Sử dụng thuốc Tây không kiểm soát sẽ dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng và làm gia tăng tình trạng kháng thuốc. Chúng ta dần trở nên e ngại khi phải dùng thuốc Tây lâu ngày và đang có xu hướng chuyển sang sử dụng thảo dược như liệu pháp thay thế.

Tuy nhiên, việc sử dụng Đông y để phòng và trị bệnh cũng đang bị lạm dụng quá mức. Người tiêu dùng dễ dàng nghe theo những lời truyền miệng, mách bảo từ “dược sĩ mạng” hoặc tin vào các quảng cáo không kiểm chứng mà sa đà vào cái bẫy Đông y “dỏm” để rồi “tiền mất tật mang”.

Thảo dược khi được sử dụng hợp lý thì chúng sẽ là liệu pháp phòng và trị bệnh, nhưng khi sử dụng không đúng thì chúng trở nên độc hại.

Đơn cử như:

  • Hoa đậu biếc có công dụng kiểm soát mồ hôi, lợi tiểu, giải độc cơ thể và từ đó giúp làn da được mềm mịn, căng bóng. Ngoài ra, chúng còn cải thiện lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường… Tuy nhiên, khi sử dụng quá mức loài hoa này sẽ gây ra tình trạng như: bồn chồn, lo lắng, khó tiêu, tăng nhịp tim, gây sẩy thai, suy thận…
  • Xuyên tâm liên có công dụng thanh nhiệt, giải độc, thanh phế, giảm ho. Dù đã được hướng dẫn trong công văn số 1306/BYT-YDCT trong việc hỗ trợ điều trị Covid 19. Thế nhưng, việc sử dụng loại dược liệu này cần có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua sử dụng sản phẩm. Tâm lý tích trữ khiến giá các sản phẩm chứa Xuyên tâm liên tăng cao. Cùng với đó là hàng loạt các sản phẩm kém chất lượng tràn lan trên thị trường gây tổn hại đến sức khỏe người dùng.

Vì vậy, việc sử dụng thuốc Đông y cần sự sáng suốt từ chính người bệnh.

3. Đông – Tây y kết hợp, tại sao không?

Y Học cổ truyền (Đông y) và Y học hiện đại (Tây y) đóng 2 vai trò khác nhau trong điều trị bệnh. Thế nhưng, sự kết hợp hài hòa giữa 2 nền y học là điều cần thiết để triệt tiêu khuyết điểm và nâng cao ưu điểm của mỗi bên, nhằm đạt mục tiêu điều trị và nâng cao sức khỏe an toàn, hiệu quả.

  • Cần phối hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại để điều trị triệt để căn nguyên của bệnh.
  • Với một số bệnh, tùy giai đoạn bệnh mà có thể lựa chọn phương pháp điều trị bằng Y học cổ truyền hay Y học hiện đại. Ví dụ như bệnh viêm gan do virus: trong giai đoạn tiến triển cần diệt virus nên sử dụng Y học hiện đại, nhưng trong giai đoạn phục hồi nên ưu tiên sử dụng Y học cổ truyền…
  • Sử dụng các bài thuốc Y học cổ truyền giúp bồi bổ cơ thể, hạn chế tác dụng phụ, độc hại của thuốc đặc trị, giúp hồi phục, nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Như Y học cổ truyền giúp bồi bổ, nâng cao sức khỏe cho người bệnh ung thư đang điều trị bằng hóa trị, xạ trị…

Việc kết hợp hài hòa giữa 2 nền y học trong khám chữa bệnh để mang lại lợi ích lớn nhất cho người bệnh, giúp người bệnh vừa được điều trị vừa được chăm sóc cải thiện sức khỏe. Bên cạnh đó bạn nên tìm cho mình công ty Đông y uy tín và có tâm để việc điều trị được hiểu quả.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí

Share:

0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới nhất
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)