4 cách dùng cam trị ho, đau họng tại nhà hiệu quả không ngờ

Nội dung chính

Cam có thể hỗ trợ giảm ho nhờ vitamin C, tinh dầu và đặc tính kháng viêm tự nhiên.

Cam có thể làm dịu họng, loãng đờm, tăng đề kháng và giảm viêm nhẹ, giúp cải thiện các triệu chứng ho khan, ho có đờm. Các cách dùng phổ biến gồm ăn cam tươi, hấp muối, nướng và uống trà vỏ cam. Tuy nhiên, không nên áp dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi hoặc người có hệ tiêu hóa yếu.

Bài viết sẽ giúp bạn áp dụng 4 cách dùng cam trị ho (ăn trực tiếp, hấp muối, nướng, trà vỏ cam) và lưu ý 5 yếu tố quan trọng khi sử dụng. Ngoài ra, bạn sẽ biết cách kết hợp 7 thói quen hỗ trợ phục hồi, cùng 6 dấu hiệu cảnh báo cần đi khám nếu ho kéo dài hoặc trở nặng.

Danh sách câu hỏi liên quan

  1. Dùng cam có thật sự giúp giảm ho không, hay chỉ là mẹo dân gian truyền miệng? – Ngọc Mai (31 tuổi)
  2. Vì sao cam lại được dùng để trị ho thay vì các loại trái cây khác? – Quốc Duy (26 tuổi, nhân viên văn phòng)
  3. Trẻ 5 tuổi bị ho nhẹ có dùng cam hấp muối được không? Nên hấp bao lâu? – Thu Hà (34 tuổi, giáo viên mầm non)
  4. Cam nướng và cam hấp muối cái nào hiệu quả hơn khi bé nhà mình ho đờm? – Lê Hưng (38 tuổi)
  5. Người đang viêm dạ dày có nên dùng cam để trị ho không? Có cần tránh giờ nào? – Thanh Bình (42 tuổi, nhân viên kế toán)
  6. Mẹ sau sinh hơn 2 tuần ho kéo dài, dùng cam được không hay phải kiêng? – Thảo Vy (29 tuổi, nội trợ)
  7. Người lớn tuổi hay khó thở nhẹ khi trở trời có nên dùng trà vỏ cam không? – Ông Hòa (63 tuổi)
  8. Bị ho do viêm xoang, cam có giúp giảm đờm không hay phải dùng thuốc Tây? – Kim Lan (36 tuổi)
  9. Cam nướng xong có cần bỏ vỏ không?
  10. Có nên dùng cam khi đang sốt?
… Đang cập nhật
Hình chụp về cam nướng chữa ho

Cam không chỉ là loại trái cây quen thuộc trong mỗi gia đình, mà còn được xem là nguyên liệu tự nhiên có nhiều công dụng trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Nhờ chứa nhiều vitamin C và tinh dầu, cam có khả năng làm dịu họng, giảm ho, tiêu đờm và tăng cường đề kháng, đặc biệt phù hợp trong các trường hợp ho, đau rát họng, khàn tiếng do cảm lạnh, viêm họng hoặc viêm phổi.

Trong bài viết này, Dược Bình Đông sẽ hướng dẫn những mẹo dân gian dùng cam trị ho đơn giản, dễ thực hiện tại nhà cũng như những lưu ý quan trọng cần biết để tránh những tác dụng phụ.

1. Tại sao cam lại có thể trị ho hiệu quả?

Cam là loại trái cây quen thuộc, dễ tìm, không chỉ giúp giải khát, mà còn được dùng như một cách hỗ trợ chữa bệnh tự nhiên.

Trong Đông y, cam có tính mát, giúp làm dịu cơ thể, hỗ trợ giải độc và được sử dụng để giúp giảm các triệu chứng liên quan đường hô hấp. Theo Tây y, cam giàu vitamin C chất chống oxy hóa, giúp tăng sức đề kháng và hạn chế tình trạng viêm.

Hình ảnh về quả cam thức ăn hoặc dành cho người bị trễ kinh

Cam có tính mát, chứa nhiều vitamin C, tốt cho hệ hô hấp và cơ thể, từ đó có thể dùng cam trị ho

Kết hợp hai góc nhìn Đông – Tây y, cam được xem là thực phẩm có lợi trong việc chăm sóc cũng như bảo vệ sức khỏe hô hấp, với công dụng như sau:

  • Cam giúp làm dịu các cơn ho khan, ho có đờm dây và các triệu chứng hô hấp khác như đau họng, nghẹt mũi,…
  • Cam hỗ trợ làm giảm viêm, giúp bảo vệ niêm họng và ngăn ngừa cảm cúm, viêm hô hấp – các nguyên nhân gây ho.
  • Nhờ chứa nhiều vitamin C, cam giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể chống lại virus và vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp.

Ngoài những lợi ích cho hệ hô hấp, cam còn có nhiều công dụng tốt cho cơ thể như: làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ điều hòa huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ thị lực, kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa sỏi thận. Đồng thời, cam còn có lợi cho quá trình giải độc cơ thể, đặc biệt tốt cho gan, thận.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng dùng cam giảm ho chỉ là phương pháp hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn việc điều trị y tế. Trong trường hợp ho hơn 7 ngày, kèm theo các biểu hiện bất thường dưới đây, bạn nên chủ động đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.

  • Đờm màu vàng, xanh, có mùi hôi hoặc ho khạc ra máu.
  • Khó thở, cảm giác hụt hơi, thở khò khè, hoặc thường xuyên phải gắng sức khi hít thở.
  • Đau tức ngực, nhất là khi ho hoặc hít sâu, đi kèm với mệt mỏi kéo dài hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Sốt cao liên tục, ớn lạnh, đổ mồ hôi về đêm hoặc rơi vào trạng thái mất cảm giác ngon miệng.
  • Môi hoặc đầu ngón tay chuyển sang màu xanh tím – dấu hiệu cảnh báo thiếu oxy nghiêm trọng trong máu.

2. Tổng hợp các mẹo từ cam giúp trị ho, giảm đau họng

2.1. Sử dụng cam trực tiếp

Sử dụng cam trực tiếp là cách làm đơn giản tại nhà, phù hợp với những ai muốn giảm nhanh triệu chứng mà không cần chế biến cầu kỳ. Lúc này, cam chỉ cần được rửa sạch và dùng các cách như sau:

  • Ăn cam tươi sau bữa ăn 1 – 2 giờ giúp làm dịu họng, cung cấp nước, hỗ trợ tiêu hóa.
  • Uống nước cam vào buổi sáng sau khi ăn hoặc giữa buổi giúp bổ sung vitamin C, hỗ trợ làm loãng đờm và dịu cho họng, đặc biệt hiệu quả khi cổ họng bị khô hoặc rát nhẹ.

2.2. Cam hấp muối

Muối có tính sát khuẩn nhẹ, hỗ trợ làm sạch niêm mạc họng và giảm kích ứng do viêm. Do đó, cam hấp muối có thể giúp giảm ho, tiêu đờm và giúp làm dịu họng nhanh chóng, đặc biệt phù hợp với những trường hợp ho do cảm lạnh, thời tiết thay đổi hoặc viêm họng nhẹ.

Trước khi bắt đầu, bạn cần chuẩn bị 1 quả cam, một ít muối và một chiếc ly hoặc tô sứ có thể chịu nhiệt. Sau đó, bạn thực hiện theo các bước dưới đây để làm cam hấp muối chữa ho tại nhà.

  1. Rửa sạch quả cam và chà xát kỹ với muối để loại bỏ lớp tinh dầu ngoài vỏ.
  2. Cắt một miếng nhỏ ở phần đầu cam để lộ phần tép bên trong, sau đó rắc nhẹ muối lên bề mặt ruột cam.
  3. Dùng đũa chọc nhẹ vào phần tép để muối thấm đều và dùng tăm cố định lại phần nắp cam vừa cắt.
  4. Đặt quả cam vào bát hoặc ly chịu nhiệt rồi hấp cách thủy trong khoảng 15 phút. Sau khi chín, dùng trực tiếp khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài muối, đường phèn hay mật ong có thể là lựa chọn thay thế phù hợp bởi vì 2 nguyên liệu này đều có tác dụng làm dịu họng, giảm ho, hỗ trợ kháng viêm tự nhiên và có vị ngọt phù hợp với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu dùng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

2.3. Cam nướng chữa ho

Ngoài hấp cam, phương pháp nướng cũng có thể là một lựa chọn thay thế, tinh dầu trong vỏ cam cũng như các hoạt chất bên trong quả khi được nướng lên sẽ được kích hoạt, giúp tăng khả năng kháng viêm và làm ấm cổ họng.

Trước khi bắt đầu, bạn cần chọn 1 quả cam ngọt, mọng nước, ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút để loại bỏ bụi bẩn và diệt khuẩn. Bạn cần chuẩn bị thêm bếp lửa hoặc lò nướng để thực hiện bước nướng cam.

  1. Sau khi ngâm rửa sạch, dùng khăn lau khô quả cam.
  2. Đặt cam lên bếp than hoặc bếp gas, nướng trực tiếp trong khoảng 8-10 phút. Nhớ lật đều tay để cam nóng đều cả vỏ lẫn ruột bên trong.
  3. Khi cam chín, vỏ hơi xém nhẹ, lột vỏ và ăn phần ruột bên trong khi còn ấm.

Ngoài cách ăn trực tiếp cả phần vỏ và tép cam, bạn có thể ép lấy nước cam cho trẻ uống sau khi nướng.

Hình chụp về Cam nướng trị ho

Cam nướng trị ho

Để cải thiện khẩu vị, bạn có thể sử dụng thêm mật ong, muối hoặc đường phèn vì đây là những nguyên liệu có công dụng làm dịu cổ họng, giảm ho và kháng viêm tự nhiên. Trong đó, mật ong giúp tạo vị ngọt tự nhiên, phù hợp cho trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên.

2.4. Uống trà vỏ cam trị ho 

Thông thường, vỏ cam thường bị bỏ đi sau khi ăn, nhưng thực tế lại chứa nhiều tinh dầu tự nhiên có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm ho và hỗ trợ long đờm hiệu quả. Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị 5 – 6g vỏ cam, gừng cùng đường đỏ. 

  1. Rửa sạch vỏ cam, cắt thành sợi nhỏ hoặc để nguyên miếng, cho vào nồi cùng lượng nước vừa phải.
  2. Thêm vài lát gừng tươi và một ít đường đỏ, khuấy đều, đun sôi nhẹ khoảng 5-7 phút.
  3. Sau khi tắt bếp, chờ nước hơi nguội và dùng khi còn ấm. 

3. Thông tin cần biết khi sử dụng cam trị ho

3.1. Lưu ý khi dùng cam trị ho

Cam là nguyên liệu tự nhiên nhưng nếu dùng sai cách đôi khi không mang lại kết quả như mong đợi, thậm chí còn gây khó chịu cho cơ thể. Vì vậy, trước khi áp dụng tại nhà, bạn hãy lưu ý những điểm dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng cam trị ho.

  • Tránh ăn cam khi đói hoặc ngay trước khi đi ngủ vì có thể gây kích ứng dạ dày, đặc biệt ở người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
  • Chọn cam tươi, vỏ chín vàng đều và không có dấu hiệu ngâm hóa chất, vì phần lớn mẹo dân gian sử dụng cả vỏ cam trong chế biến.
  • Khi nướng hoặc hấp, cần đảm bảo cam được làm chín đều để giữ được tinh chất và tránh gây đau bụng khi dùng.
  • Một số đối tượng nên thận trọng hoặc tránh sử dụng cam trị ho như người mới phẫu thuật, người bị viêm xoang, viêm tai giữa, đau dạ dày hoặc có cơ địa nhạy cảm với acid.
  • Không áp dụng cam trị ho cho trẻ dưới 12 tháng tuổi để tránh nguy cơ kích ứng hoặc dị ứng, đặc biệt khi dùng chung với mật ong.

3.2. Hạn chế những thói quen khiến tình trạng ho, đau họng trầm trọng hơn

Bên cạnh việc áp dụng mẹo dùng cam trị ho, bạn cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt để giúp quá trình hồi phục nhanh hơn. Một số thực phẩm và thói quen thường ngày tưởng như vô hại lại có thể khiến tình trạng ho kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng.

  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm có tính nhiệt như sầu riêng, nhãn, vì những thực phẩm này có thể làm cổ họng thêm khô rát, dễ kích thích cơn ho.
  • Tránh đồ uống lạnh, nước đá, kem,… vì nhiệt độ thấp có thể khiến cổ họng bị tổn thương nặng hơn, nhất là khi đang viêm.
  • Tránh thức quá khuya, làm việc quá sức, nói lớn, la hét hoặc nói nhiều,… gây áp lực lên dây thanh quản và làm tổn thương niêm mạc họng.

3.3. Kết hợp với các phương pháp khác để hồi phục nhanh chóng 

Việc  dùng cam trị ho tại nhà có hiệu quả tốt với các trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, để phục hồi nhanh chóng hơn, bạn cần kết hợp thêm với các phương pháp chăm sóc đơn giản để làm dịu cổ họng, hỗ trợ cơ thể tự điều chỉnh và phục hồi nhanh chóng.

  • Nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể có thời gian phục hồi, giảm mệt mỏi và giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn để chống lại virus gây bệnh.
  • Ăn các món nóng, dễ tiêu như cháo, canh rau, súp,… kèm trái cây giàu vitamin C, kẽm để bổ sung dinh dưỡng và giúp dịu cổ họng.
  • Uống 2-2,5 lít nước ấm mỗi ngày giúp làm loãng đờm, giữ ẩm cổ họng và hạn chế tình trạng mất nước, đặc biệt trong những ngày sốt hoặc ra mồ hôi nhiều.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm giúp sát khuẩn, làm sạch dịch nhầy và giảm viêm họng hiệu quả.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực và bàn chân, để tránh nhiễm lạnh khiến các triệu chứng ho, viêm họng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Xông mũi họng bằng nước ấm hoặc tinh dầu từ các loại lá như sả, chanh, cúc tần, bưởi,… giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi, làm dịu cơn ho và hỗ trợ tiêu đờm.
  • Duy trì độ ẩm không khí trong phòng ở mức 50-70% bằng máy tạo ẩm hoặc đặt chậu nước, nhất là khi sử dụng điều hòa thường xuyên, để tránh khô họng.
  • Uống trà thảo dược như trà gừng, trà cam thảo, trà hoa cúc,… giúp làm dịu cổ họng, giảm ho và giúp cơ thể thư giãn, ngủ ngon hơn.

Ngoài việc chăm sóc tại nhà, một số loại sản phẩm khác có trên thị trường như viên ngậm, xịt họng, cao lỏng hay siro ho hỗ trợ bồi bổ phổi,… được sản xuất từ những thảo dược thiên nhiên không chỉ giúp dịu cổ họng, giảm ho và khàn tiếng nhanh hơn mà còn đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau. 

Khi chọn các sản phẩm, bạn hãy ưu tiên loại có nguồn gốc rõ ràng, thành phần an toàn, phù hợp với độ tuổi cũng như thể trạng.

Hơn cả việc giảm ho, một số thói quen lành mạnh như ngủ đủ giấc, tập thể dụng 30 phút mỗi ngày, đeo khẩu trang khi ra đường, giữ vệ sinh cá nhân,… không chỉ giúp tăng sức đề kháng, giảm ho mà còn là cách bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.

4. Tổng kết

Cam là nguyên liệu quen thuộc nhưng lại mang đến nhiều lợi ích đáng kể trong việc giảm ho, tiêu đờm, giảm đau họng và làm dịu cho họng. Với các mẹo dân gian đơn giản như ăn cam trực tiếp, cam hấp muối, cam nướng hay trà vỏ cam – bạn có thể dễ dàng dùng cam trị ho ngay tại nhà để cải thiện tình trạng ho nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, người dùng cần chú ý cách chế biến, đối tượng sử dụng và thời điểm dùng phù hợp.

Dù cam trị ho là phương pháp tự nhiên, lành tính nhưng đây chỉ là một giải pháp hỗ trợ. Trong các trường hợp ho kéo dài, kèm theo các dấu hiệu bất thường như khó thở, sốt cao, đau ngực, ho ra máu hoặc đờm có mùi lạ,… bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Bên cạnh các mẹo dân gian dùng cam trị ho, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông – được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, giúp hỗ trợ làm dịu cổ họng, giảm ho, long đờm và tăng cường sức khỏe hô hấp.

Thiên Môn Bổ Phổi từ Dược Bình Đông

Lưu ý: Các sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Chúng tôi cung cấp y học chính xác và đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính cập nhật và khách quan. Độc giả có thể tham khảo chính sách biên tập để xác nhận độ tin cậy của nội dung. Bài viết này dựa theo nguồn bên dưới:

  1. Nhà thuốc Long Châu: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tri-ho-bang-cam-hap-muoi-co-hieu-qua-khong-69736.html
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí

Bình luận

Hãy đặt câu hỏi hoặc chia sẻ suy nghĩ của bạn về bài viết

      Để lại lời nhắn

      Bài viết liên quan

      Dược Bình Đông
      Logo
      Đăng ký tài khoản mới

      Tư vấn miễn phí

      Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

      (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)
      Giỏ hàng