Khói nhang ảnh hưởng đến sức khỏe: Làm sao để sử dụng an toàn?

Khoi nhang

Thói quen thắp nhang là một phần không thể thiếu trong nhiều gia đình, đặc biệt trong các dịp lễ tết, cúng bái thờ cúng tổ tiên. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ về những tác động của khói nhang đối với sức khỏe. Khi tiếp xúc thường xuyên, đặc biệt là trong không gian kín, bạn có thể gặp phải các vấn đề như ho dai dẳng, đau họng, mệt mỏi, khó thở, thậm chí là mắc nhiều nguy cơ về sức khỏe nghiêm trọng khác.

Vậy khói nhang ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào? Làm cách nào để sử dụng nhang an toàn hơn mà vẫn giữ được giá trị tinh thần, tâm linh? Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

1. Tìm hiểu về khói nhang

Khói nhang được tạo ra từ quá trình đốt nhang. Thành phần của khói sẽ thay đổi tùy theo nguyên liệu được sử dụng để sản xuất nhang. Những thành phần chính tạo nên nhang bao gồm:

  • Tăm nhang: Được làm từ tre hoặc gỗ, đóng vai trò làm giá đỡ cho phần bột nhang.
  • Bột gỗ: Là nguyên liệu chính giúp nhang cháy đều, thường được làm từ gỗ đàn hương, trầm hương hoặc gỗ tạp.
  • Thảo dược hoặc hóa chất tạo mùi: Một số loại nhang sử dụng các loại dược liệu tự nhiên như quế, hồi, hoa cúc,… để tạo hương thơm, nhưng cũng có loại nhang chứa hương liệu tổng hợp và hóa chất tạo mùi.
  • Chất kết dính: Được sử dụng để cố định bột nhang vào tăm nhang, có thể là keo thực vật hoặc keo hóa học.
Khói nhang

Nhang được cấu tạo bởi nhiều thành phần, trong đó có các chất gây hại

Từ lâu, khói nhang đã gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh ở nhiều quốc gia và cả Việt Nam cũng không ngoại lệ. Khói nhang xuất hiện nhiều nhất là trong các dịp đặc biệt như nghi lễ tôn giáo, phong tục cúng bái và thiền định. Ngoài ra, với một số nguyên liệu đặc biệt thì khói nhang cũng mang lại một số lợi ích như: giúp thư giãn và làm giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung và tạo ra không gian dễ chịu.

Tuy nhiên, nhiều loại nhang tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe ngày càng phủ rộng thị trường hiện nay hơn. Nhang kém chất lượng, không rõ nguồn gốc thường chứa hóa chất độc hại như hương liệu tổng hợp, chất tạo mùi, keo hóa học và phụ gia để tăng độ thơm hoặc kéo dài thời gian cháy. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khói từ nhang kém chất lượng có thể chứa nhiều hợp chất nguy hiểm, bao gồm:

  • Bụi mịn (PM 2.5).
  • Benzene, toluene, formaldehyde.
  • Carbon monoxide (CO).
  • Hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs).

2. Tác hại của khói nhang đến cơ thể

2.1. Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Khói nhang, đặc biệt là từ các loại nhang kém chất lượng chứa hóa chất tổng hợp, có thể gây kích ứng mạnh đến hệ hô hấp, dẫn đến cách triệu chứng như: ho đờm, ho kéo dài, đau rát cổ họng, khó thở, khò khè,…

Trong đó, những người có cơ địa nhạy cảm như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai đặc biệt là người mắc bệnh hô hấp mãn tính có nguy cơ bị ảnh hưởng cao hơn khi tiếp xúc thường xuyên với làn khói từ nhang.

Hình chụp về 2 đứa trẻ đang uống sữa

Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng

Bụi mịn và các hợp chất hóa học lẫn trong khói nhang còn làm trầm trọng hơn các bệnh hô hấp mãn tính. Do đó, những ai đang mắc hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) dễ gặp phải cơn cấp tính hoặc tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Chưa dừng lại ở đó, khi tiếp xúc trong thời gian dài, bụi nhang và các hợp chất độc hại sẽ tích tụ trong phổi sẽ làm suy giảm chức năng phổi, gây viêm phổi mãn tính, đồng thời còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

2.2. Ảnh hưởng đến tim mạch

Các hạt bụi mịn (PM2.5) và hợp chất độc hại như benzene, carbon monoxide (CO) và formaldehyde có trong khói nhang sẽ dễ dàng xâm nhập vào máu, gây viêm và tổn thương mạch máu. Từ đó, cơ thể sẽ đối mặt với những vấn đề về tim mạch khi tiếp xúc với khói nhang trong thời gian như: tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…

Một nghiên cứu trên 60.000 công dân Singapore đã chỉ ra rằng, việc tiếp xúc lâu dài với khói nhang trong nhà có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Các nhà khoa học cho rằng, tác động tiêu cực này có thể bắt nguồn từ cơ chế tương tự như khói thuốc lá, làm rối loạn quá trình trao đổi chất.

2.3. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Những hợp chất gây hại có trong khói nhang khi đi vào cơ thể  có thể gây ra tình trạng thiếu oxy ở não bộ, dẫn đến viêm nhiễm và tổn thương tế bào thần kinh. Từ đó, não bộ hoạt động kém hiệu quả hình thành các biểu hiện ra bên ngoài như: thay đổi tâm lý và sức khỏe tinh thần; khó tập trung; suy giảm trí nhớ.

Việc tiếp xúc thường xuyên với khói nhang, đặc biệt là trong không gian kín, có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về thần kinh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

2.4. Ảnh hưởng khác

Bụi chất hóa học từ khói nhang không chỉ ảnh hưởng đến hô hấp, tim mạch hay thần kinh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với sức khỏe nếu tiếp xúc trong thời gian dài. Những tác động này có thể âm thầm xảy ra cho đến khi vấn đề trở nên nghiêm trọng.

  • Cơ thể nhiễm độc do bụi mịn hay các hợp chất hóa học từ khói nhang, cơ thể sẽ không thể đào thải hết độc tố ngay lập tức. Lâu dần, những chất này tích tụ và âm thầm phá hủy các cơ quan nội tạng như gan, thận và phổi, làm suy giảm chức năng của từng bộ phận, ảnh hưởng lên toàn cơ thể và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu, dễ mắc bệnh nhiễm trùng khi bị bụi mịn lẫn các hợp chất hóa học độc xâm nhập vào cơ thể. Từ đó, cơ thể dễ bị viêm nhiễm và có khả năng mắc các bệnh tự miễn. Tìm hiểu thêm: Những ảnh hưởng của Sức đề kháng yếu.
  • Tăng nguy cơ bị ung thư khi cơ thể liên tục tiếp xúc hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) – chất được xếp vào nhóm có khả năng gây ung thư hoặc làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Khoi nhang

Hít quá nhiều khói từ nhang có thể gây ung thư

3. Những điều cần biết khi sử dụng nhang 

3.1. Mức độ độc hại của nhang với cơ thể

Việc sử dụng nhang có thể mang đến nhiều ý nghĩa trong đời sống văn hóa tâm linh, tuy nhiên, mức độ độc hại của khói nhang đối với sức khỏe còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau: 

  • Thành phần của khói nhang được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như trầm hương, gỗ đàn hương,…  có thể ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. 
  • Thời gian tiếp xúc ngắn, trong không gian thông thoáng thường không gây ra nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Ngược lại, nếu tiếp xúc trong thời gian dài, đặc biệt trong không gian kín, cơ thể có thể tích tụ độc tố.
  • Các vấn đề sức khỏe cá nhân khác nhau thì phản ứng với nhang sẽ khác nhau.

3.2. Cách sử dụng nhang đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Nếu vẫn sử dụng nhang trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong các nghi lễ tôn giáo hay thờ cúng, điều quan trọng là phải áp dụng các biện pháp an toàn để hạn chế tối đa tác động tiêu cực của khói nhang đến sức khỏe:

  • Tăng sự thoáng khí trong không gian bằng việc mở cửa sổ và cửa ra vào để tạo luồng không khí lưu thông, giúp giảm bớt nồng độ bụi mịn và các chất độc hại trong không khí.
  • Sử dụng nhang làm từ nguyên liệu tự nhiên, chẳng hạn như gỗ trầm hương, quế, đàn hương,… không chứa hóa chất tạo mùi hoặc chất kết dính công nghiệp để hạn chế thành phần độc hại có trong khói.
  • Chọn nơi thắp nhang phù hợp, hạn chế thắp nhang trong phòng ngủ hoặc những khu vực có người dễ bị ảnh hưởng bởi khói, đặc biệt lưu ý khi có trẻ nhỏ, người cao tuổi và người mắc bệnh hô hấp.
  • Sử dụng máy lọc không khí để giảm lượng bụi mịn và hóa chất độc hại trong nhà. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng các loại máy này không thể loại bỏ hoàn toàn khói hoặc các hạt vật chất có trong khói nhang.

4. Duy trì những thói quen có lợi cho sức khỏe nhằm hạn chế những ảnh hưởng của khói nhang

Trong trường hợp không thể hoàn toàn ngừng hẳn việc sử dụng nhang, việc duy trì những thói quen lành mạnh sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, đào thải độc tố và giảm thiểu tác động tiêu cực của khói nhang.

  • Thói quen ăn uống lành mạnh, đúng giờ, đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất dinh dưỡng chính (chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin & khoáng chất) giúp cơ thể duy trì sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và đào thải độc tố hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung một số thực phẩm giúp giải độc cơ thể như rau xanh hay trái cây tươi.
  • Hạn chế thực phẩm có hại làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và làm trầm trọng hơn tác động của việc sử dụng nhang, bao gồm: đồ cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh hoặc chế biến sẵn, đồ ăn nhiều muối, nhiều đường,…
  • Uống đủ nước (2.0-2.5 lít/ngày) giúp cơ thể đào thải độc tố, giữ ẩm cho niêm mạc đường hô hấp và giảm thiểu tác động từ khói nhang.
  • Ngủ đủ giấc (7-8 giờ mỗi đêm), ngủ trước 23h giúp phục hồi cơ thể, tăng cường trí nhớ và cải thiện hệ miễn dịch trước những tác động của nhang.
  • Tập thể dục đều đặn với ít nhất 30 phút vận động mỗi ngày giúp tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện sức bền và giảm căng thẳng. Bạn có thể thực hiện các bài tập nhẹ như yoga, thiền, đi bộ giúp cơ thể thư giãn và tăng sức bền. 
  • Cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi rất quan trọng, vì làm việc quá sức có thể khiến cơ thể không kịp phục hồi, làm suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc với thành phần có hại.
  • Ổn định tinh thần bằng các phương pháp như hít thở sâu, nghe nhạc thư giãn hoặc dành thời gian cho sở thích cá nhân, vì căng thẳng kéo dài có thể làm suy yếu hệ miễn dịch.
  • Duy trì cân nặng ổn định và hợp lý để hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người phụ nữ bị béo phì

Duy trì cân nặng và mức BMI ổn định

5. Tổng kết

Việc sử dụng nhang kém chất lượng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp, tim mạch và thần kinh. Khói nhang có thể chứa các hợp chất độc hại như bụi mịn PM2.5, benzen, formaldehyde và carbon monoxide,… Những chất này có thể gây kích ứng đường hô hấp, làm trầm trọng các bệnh mãn tính và tăng nguy cơ mắc ung thư nếu tiếp xúc lâu dài.

Để sử dụng nhang an toàn và hạn chế rủi ro, bạn nên ưu tiên chọn loại nhang tự nhiên, không chứa chất tạo mùi, đốt ở nơi thoáng khí, kết hợp dùng máy lọc không khí và duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ nước. Những điều này sẽ giúp hạn chế rủi ro do khói nhang và hỗ trợ đào thải độc tố khỏi cơ thể.

Nếu bạn hoặc người thân thường xuyên gặp các vấn đề hô hấp như ho, khó thở hay viêm phế quản, bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông. Sản phẩm này được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên như Thiên môn đông, Bạc hà, Gừng, Atiso, Trần bì, Bách bộ, Tang bạch bì, Bình vôi, Kinh giới,… không chỉ hỗ trợ bổ phổi mà còn hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm họng, viêm phế quản. Hiện sản phẩm đang được nhiều người tin dùng và đánh giá cao về hiệu quả sử dụng.

Thiên Môn Bổ Phổi từ Dược Bình Đông

Bạn vui lòng liên hệ qua hotline 028.39.808.808 hoặc truy cập vào website để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!

Lưu ý: Các sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Chúng tôi cung cấp y học chính xác và đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính cập nhật và khách quan. Độc giả có thể tham khảo chính sách biên tập để xác nhận độ tin cậy của nội dung. Bài viết này dựa theo nguồn bên dưới:

  1. Nhà thuốc Long Châu: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khoi-nhang-co-doc-khong-va-nhung-thong-tin-huu-ich.html
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
Hãy đặt câu hỏi hoặc chia sẻ suy nghĩ của bạn về bài viết

      Để lại lời nhắn

      Bài viết liên quan
      Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".
      Dược Bình Đông
      Logo
      Đăng ký tài khoản mới

      Tư vấn miễn phí

      Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

      (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)
      Giỏ hàng