Gan là một cơ quan lớn và quan trọng, phụ trách rất nhiều chức năng khác nhau của cơ thể. Khi gan có vấn đề, chúng ta cần phải thực hiện các xét nghiệm chức năng gan để tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời. Vậy các xét nghiệm gan chức năng gan này gồm những gì và ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Khi nào cần xét nghiệm chức năng gan?
Khi bạn có các triệu chứng dưới đây, bạn phải cần kiểm tra chức năng gan:
- Vàng da (một tình trạng khiến da và mắt của bạn chuyển sang màu vàng)
- Buồn nôn và ói mửa
- Tiêu chảy
- Đau bụng, đau hạ sườn phải
- Nước tiểu sẫm màu
- Phân màu sáng
- Mệt mỏi, sốt
Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan:
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh gan
- Sử dụng nhiều rượu bia
- Nghi ngờ đã tiếp xúc với virus viêm gan
- Dùng các loại thuốc có thể gây tổn thương gan như thuốc hạ mỡ máu cao, thuốc kháng lao, thuốc kháng viêm giảm đau
2. Tìm hiểu về xét nghiệm chức năng gan
Xét nghiệm chức năng gan là kiểm tra nồng độ của một số enzym và protein trong máu của bạn. Mức độ cao hơn hoặc thấp hơn bình thường sẽ cho thấy các vấn đề về gan. Một số xét nghiệm chức năng gan phổ biến bao gồm:
Alanin transaminase (ALT)
ALT là một loại enzym có trong gan giúp chuyển hóa protein thành năng lượng cho tế bào gan. Khi gan bị tổn thương, ALT sẽ được giải phóng vào máu và nồng độ trong máu sẽ tăng lên.
Giá trị ALT bình thường là 20 – 40UI/L.
Aspartate transaminase (AST)
AST là một loại enzym giúp chuyển hóa các axit amin. Giống như ALT, AST thường có trong máu ở mức thấp. Sự gia tăng nồng độ AST cho thấy tổn thương gan, cơn đau tim, chấn thương cơ bắp…
Giá trị AST bình thường là 20 – 40UI/L.
Alkaline phosphatase (ALP)
ALP là một loại enzym được tìm thấy trong gan, xương và rất quan trọng để phân hủy protein. Mức ALP tăng khi gan bị tổn thương hoặc đang mắc các bệnh về ống mật, xương khớp. Giá trị ALP bình thường là 25 – 85UI/L.
Gamma-glutamyltransferase (GGT)
GGT là một loại enzym trong máu. Gan hoặc ống mật có vấn đề sẽ làm tăng GGT. Giá trị GGT bình thường là 30 U/L ở nữ và 50 U/L ở nam.
Albumin và protein toàn phần
Albumin là một trong số các protein được tạo ra trong gan. Cơ thể bạn cần những protein này để chống lại nhiễm trùng và thực hiện các chức năng khác. Nồng độ albumin và tổng số protein thấp hơn mức bình thường có thể cho thấy gan bị tổn thương hoặc bệnh tật khác như viêm tụy cấp, mất nước…
Giá trị Albumin bình thường là 3,5 – 5g/dL, giá trị protein toàn phần bình thường là 6,4 – 8,4g/dL
Bilirubin
Bilirubin là một chất được tạo ra trong quá trình phân hủy của các tế bào hồng cầu. Bilirubin đi qua gan và được bài tiết qua phân. Nồng độ cao của bilirubin trong máu có thể gây vàng da. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh gan, mật hoặc thiếu máu. Khi xét nghiệm máu, sẽ có 3 loại bilirubin:
Bilirubin gián tiếp: bình thường sẽ có nồng độ 3,5- 12 mmol/L
Bilirubin trực tiếp: bình thường sẽ có nồng độ 1,8-5,2 mmol/L
Bilirubin toàn phần (là tổng nồng độ bilirubin trực tiếp và gián tiếp): bình thường sẽ có nồng độ 5,2-17 mmol/L
L-lactate dehydrogenase (LDH)
LDH là một loại enzym được tìm thấy trong gan. LDH tăng cao khi gan bị tổn thương hoặc cơ thể có nhiều rối loạn khác như nhồi máu cơ tim, suy thận cấp, tắc mạch phổi…
Giá trị LDH bình thường là 5 – 30 UI/L.
Thời gian prothrombin (PT)
PT là thời gian để máu đông. Tăng PT có thể cho thấy tổn thương gan nhưng cũng có thể tăng nếu bạn đang dùng một số loại thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như warfarin. Để chuẩn hóa kết quả PT, người ta thường chuyển đổi thành INR (International Normalized Ratio).
Bình thường INR có giá trị là 0,8-1,2.
3. Chỉ số bất thường khi xét nghiệm chức năng gan có ý nghĩa gì?
Với mỗi loại tổn thương gan khác nhau thì các chỉ số xét nghiệm thay đổi khác nhau.
Chính sự khác nhau này sẽ giúp chẩn đoán được loại tổn thương gan nào đang xảy ra.
Tổn thương gan cấp tính
Ví dụ do nhiễm trùng, chất độc hoặc do thuốc. Các chỉ số thay đổi:
- Bilirubin thường không tăng hoặc chỉ tăng sau khi ALT và AST đã tăng
- AST và ALT thường tăng rất nhiều (> 1000UI/L), ALT thường cao hơn AST
- ALP, Albumin, thời gian PT thường không tăng
Các dạng rối loạn gan mãn tính
Các chỉ số sẽ thay đổi
- Bilirubin thường không tăng hoặc tăng nhẹ (2 -3 lần)
- AST và ALT thường tăng nhẹ (2-3 lần), ALT sẽ liên tục tăng
- ALP, Albumin, thời gian PT thường không tăng
Viêm gan do rượu
Các chỉ số sẽ thay đổi
- Bilirubin thường không tăng hoặc tăng
- AST và ALT tăng nhiều (>1000UI/L), ALT thường tăng gấp đôi AST
- ALP không tăng hoặc tăng vừa phải (>5 lần)
- Albumin, thời gian PT thường không tăng
Xơ gan
Các chỉ số sẽ thay đổi
- Bilirubin thường tăng 3-5 lần
- AST thường cao hơn ALT, nồng độ tăng cao >1000UI/L nhưng không cao bằng viêm gan do rượu
- ALP thường tăng nhẹ
- Albumin thường giảm
- Thời gian PT thường kéo dài
4. Cách phòng ngừa bệnh về gan
Nắm được ý nghĩa các chỉ số men gan, bạn có thể kiểm soát được các yếu tố nguy cơ và giảm các triệu chứng bằng cách phòng bệnh.
Để phòng ngừa các bệnh về gan bạn có thể thực hiện một số việc sau:
- Hạn chế sử dụng rượu bia
- Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, cholesterol… Nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, trái cây
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao
- Không tự ý sử dụng thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ
- Sử dụng Ganbido của Dược Bình Đông để hỗ trợ thanh nhiệt, mát gan, giúp giải độc gan, bảo vệ gan, hỗ trợ tăng cường chức năng gan, hạ men gan, hạn chế tác hại của rượu bia, thuốc với gan
Ganbido là sự kết hợp của các loại thảo dược đã được chứng minh có công dụng hạ men gan, bảo vệ tế bào gan, tăng cường chức năng gan hiệu quả như: Diệp hạ châu, Actiso, Cà gai leo.Ngoài ra Ganbido còn chứa các dược liệu giúp mát gan, lợi mật, cải thiện tiêu hóa như Xa tiền tử, Nhân trần, Râu ngô.
Sản phẩm phù hợp với:
- Người có chức năng gan kém với biểu hiện: men gan tăng, rôm sảy, mẩn ngứa, nổi mề đay, tiểu vàng, ăn không tiêu.
- Người uống nhiều rượu bia, tiếp xúc với hóa chất có hại cho gan
- Người bị suy giảm chức năng gan do viêm gan, xơ gan.
Hoặc gọi đến hotline 02839 808 808 để được tư vấn.