Những cơn ho dai dẳng không chỉ làm cổ họng khó chịu mà còn có thể gây đau ở bụng bất ngờ, khiến bạn băn khoăn không rõ nguyên nhân. Nếu ho mạnh làm căng cơ bụng và gây đau thì đó có thể chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể, xảy ra tạm thời và vô hại. Nhưng bạn đừng vội chủ quan! Ho kèm đau bụng đôi khi cũng là tín hiệu cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến đường hô hấp hoặc tiêu hóa. Do đó, việc nhận biết nguyên nhân rất quan trọng để có cách xử lý kịp thời.
Vậy cơn ho kèm đau bụng có đáng lo ngại không? Khi nào cần gặp bác sĩ? Giải pháp nào cho người mắc phải triệu chứng ho đau bụng? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau của Dược Bình Đông.
1. Ho đau bụng có nguy hiểm không? Khi nào nên đi khám bác sĩ?
“Ho đau bụng” là khi bạn vừa bị ho (ho khan hoặc ho có đờm) vừa cảm thấy đau ở vùng bụng (trên, dưới hoặc toàn bộ). Đây không phải là một bệnh cụ thể mà là dấu hiệu của nhiều nguyên nhân tiềm ẩn.
Ho là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp, loại bỏ các vật thể lạ và chất kích thích, giúp đường thở thông thoáng. Khi ho mạnh, dữ dội hoặc kéo dài, cơ thể sẽ xuất hiện cảm giác đau tức ở ngực, căng các cơ bụng, từ đó gây đau ở khu vực này.

Tình trạng ho nhiều bị đau ngay bụng
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng đau không phải do căng cơ khi ho nhiều, mà xuất phát từ những bệnh lý khác. Những cơn ho chỉ làm tăng thêm hoặc làm rõ hơn cơn đau bụng đã tồn tại từ trước.
Như vậy, ho nhiều gây đau ở bụng có thể chỉ là tình trạng tạm thời và tự giảm dần. Tuy nhiên, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay, nếu gặp phải triệu chứng ho đau bụng dữ dội, cơn đau có dấu hiệu tăng dần hoặc kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng cần lưu ý khác như:
- Ho liên tục hơn 5 ngày không giảm.
- Cảm thấy khó thở, thở khò khè.
- Sốt cao trên 38,5℃ hoặc sốt kéo dài hơn 2-3 ngày.
- Ho có kèm đờm, đờm có màu vàng, xanh hoặc ho ra máu.
- Đau tức ngực dữ dội, phải thở dốc.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân, mất cảm giác ngon miệng và mệt mỏi cực độ.
- Ra mồ hôi đêm hoặc ớn lạnh.
- Biểu hiện thiếu oxy như môi hoặc đầu ngón tay chuyển sang màu xanh tím.
- Đau ở bụng nghiêm trọng hơn khi hắt hơi.
- Nước tiểu đục, có mùi hôi hoặc lẫn máu.
- Đau lan ra sau lưng, bụng sưng to.
- Phân lỏng, có mùi hôi khó chịu.
Những dấu hiệu này có thể báo động vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, vì vậy hãy thăm khám sớm để được xử lý kịp thời!
2. Ho đau bụng cảnh báo bệnh gì?
2.1. Các yếu tố gây cơn ho đau bụng
Những cơn ho dữ dội, kéo dài khiến cơ bụng căng đau bị ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường hay thói quen sinh hoạt. Đây thường là tình trạng tạm thời, không đáng lo ngại. Dưới đây là các yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ gặp phải các cơn ho:
- Yếu tố môi trường: Thời tiết chuyển mùa đột ngột; môi trường ô nhiễm, khói bụi, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc,…
- Yếu tố lối sống: Tiếp xúc với hóa chất độc hại, làm việc trong môi trường ô nhiễm; nằm ngủ dưới điều hòa quá lạnh, nằm ngủ trong điều hòa quá lạnh, nằm sai tư thế, nằm gối quá thấp; nói nhiều kéo dài, uống nhiều nước đá lạnh hoặc ăn kem (đặc biệt vào ban đêm); ăn khuya, ăn quá no trước khi ngủ; sử dụng chất kích thích, thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc thụ động; đang sử dụng một số loại thuốc nhất định,...
Nếu đã thay đổi môi trường và thói quen sống mà cơn ho vẫn không giảm, hãy cẩn trọng. Đây có thể là dấu hiệu của các nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng hơn, cần được kiểm tra kỹ lưỡng.
2.2. Các bệnh đường hô hấp gây ho kèm đau bụng
Những cơn ho dữ dội, liên tục kéo theo cảm giác đau tức bụng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ từ các bệnh đường hô hấp. “Thủ phạm” gây ra những cơn ho này có thể kể đến là:
- Dị ứng là phản ứng tự nhiên xảy ra nhằm loại bỏ dịch tiết, bụi bẩn và vi sinh vật gây kích ứng khỏi cơ thể. Khi dị ứng hô hấp do tiếp xúc với dị nguyên như lông động vật, phấn hoa, thức ăn và một số chất hóa học khác, bạn sẽ bị ngứa họng và ho, lực ho mạnh có thể làm căng đau cơ bụng.
- Cảm lạnh và cảm cúm kích thích đường hô hấp, gây ho nhiều, kèm sốt nhẹ, sổ mũi, và đôi khi làm đau cơ bụng khi ho.
- Viêm họng gây kích ứng cổ họng dẫn đến ho kéo dài, đi kèm đau rát cổ họng, nuốt khó, và cơn ho mạnh có thể làm căng cơ bụng.
- Viêm phế quản làm tăng tiết đờm, kích thích ho để tống đờm ra ngoài, kèm khó thở; lực ho mạnh tác động vào cơ bụng, gây đau.
- Viêm xoang làm dịch mũi chảy xuống họng gây ho, nhất là về đêm, kèm nghẹt mũi, đau đầu, đau ở bụng khi ho.
- Hội chứng chảy dịch mũi sau khiến dịch nhầy chảy xuống cổ họng, kích thích ho, gây đau rát, khó nuốt, chán ăn, nghẹt mũi, chảy nước mũi thường xuyên,…
- Các cơn hen suyễn, hen phế quản với các cơn ho khan, khó thở, thở rít, đau tức ngực, hoặc ho khạc đờm dai dẳng và càng trở nên dữ dội lúc về đêm.
- Giãn phế quản làm tăng nguy cơ tích tụ dịch nhầy, tạo điều kiện cho sự phát triển của virus, vi khuẩn làm viêm nhiễm và gây ho với những cơn ho từng cơn, có thể xuất hiện đờm trắng.
- Viêm phổi gây viêm nhiễm nhu mô phổi, làm tích tụ dịch nhầy và mủ, kích thích cơn ho. Người bệnh thường gặp các triệu chứng đau tức ngực, thở nhanh, sốt cao, ho khan, sau đó ho có đờm (đặc, màu xanh, vàng, hoặc gỉ sắt), làm đau ở bụng khi ho mạnh.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) gây ho do đường thở bị viêm mạn tính, tăng tiết đờm và tắc nghẽn, kích thích ho nhằm loại bỏ chất nhầy và duy trì thông khí. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh thường bị khó thở, ho nhiều, ho khạc ra đờm đặc sẫm màu.
- Ung thư phổi gây ho kéo dài và cơn ho liên tục về đêm, có thể kèm đau cơ bụng do ho quá mức.

Ho nhiều gây đau cơ bụng dẫn đến các cơn ho quặn bụng khó chịu do bệnh hô hấp
2.3. Các bệnh lý khác
Mặt khác, trong một số trường hợp, ho không phải nguyên nhân chính gây đau ở bụng, mà chỉ làm nặng thêm cơn đau sẵn có. Các bệnh lý có khả năng gây ra cơn đau ở bụng:
- Viêm ruột thừa: gây ra cơn đau ở vùng quanh rốn, sau đó lan dần xuống bụng dưới bên phải. Cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân ho, hắt hơi hoặc vận động.
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): acid dạ dày trào ngược lên thực quản, những giọt nhỏ có thể rơi vào cổ họng và kích thích ho. Triệu chứng phổ biến là ợ nóng và có thể gây đau ở bụng dữ dội khi ho.
- Sỏi thận và sỏi mật: có thể gây ra cơn đau tại bụng dữ dội. Sỏi thận di chuyển qua bàng quang hoặc niệu đạo có thể làm đau dữ dội, trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi.
- Viêm bàng quang: đau vị trí bụng dưới là một trong những triệu chứng phổ biến nước tiểu đục, có mùi hôi hoặc có máu.
- Viêm tụy: gây ra các triệu chứng như đau từ bụng lan ra sau lưng, cơn đau ngày càng tăng, bụng sưng to, phân lỏng hoặc có mùi hôi.
Tình trạng ho kèm đau ở bụng không chỉ dừng lại ở những bệnh lý vừa nêu, mà còn có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi liên quan đến các bệnh khác như sốt xuất huyết, thoát vị, bệnh túi thừa, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, suy tim, bệnh cường giáp, thiếu máu, chứng ngưng thở khi ngủ,…
2.4. Điều trị bệnh lý gây ho đau bụng
Để trị cơn ho đau bụng do bệnh lý, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị dựa trên chẩn đoán cụ thể và sử dụng các phương pháp như:
- Dùng thuốc và các biện pháp không xâm lấn: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp.
- Phương pháp phẫu thuật sẽ được cân nhắc khi dùng thuốc không còn hiệu quả hoặc trong các trường hợp nghiêm trọng.
Tìm hiểu thêm về thuốc giảm ho khan, thuốc trị ho có đờm
3. Cách hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng ho đau bụng
Để giảm các triệu chứng ho đau bụng nhanh chóng tại nhà, nhiều người đã ưu tiên áp dụng các mẹo dân gian đơn giản. Phương pháp này sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, dễ tìm, an toàn và ít tác dụng phụ. Dưới đây là một số mẹo dân gian trị ho hiệu quả:
- Nước rau diếp cá có vị chua, cay, tính mát, quy vào 2 kinh Can và Phế, có tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, kháng viêm nên dùng để trị ho rất tốt. Bạn có thể giã nhuyễn rau diếp cá rồi đun với 1 bát nước vo gạo trong 20 phút, uống 2-3 lần/ngày.
- Nước tía tô có tính ấm, vị cay, quy vào 3 kinh Phế, Tâm, Tỳ, không độc, có tác dụng trị các cơn ho, hấp cách thủy tía tô trên lửa nhỏ, để nguội dùng dần.
- Lá hẹ và đường phèn giúp giảm ho, giảm đau rát họng, chữa lành vết thương và ngăn ngừa cảm lạnh. Để trị ho, bạn lấy hẹ đem hấp cách thủy với đường phèn, dùng để uống 2-3 lần trong ngày rất tốt.
- Húng chanh mật ong giúp trừ đờm, giảm triệu chứng ho và viêm họng hiệu quả. Bạn có thể lấy 20 lá húng chanh thái nhỏ đem hấp cách thủy với 2 thìa mật ong trong 15 phút, dùng hỗn hợp này nóng hay nguội đều được. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể đọc bài viết về cách làm Siro húng chanh.
- Lê hấp đường phèn giúp giảm ho, tiêu đờm do cảm lạnh hiệu quả, dùng được cho nhiều đối tượng kể cả phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Bạn cần hấp lê với đường phèn khoảng 15 phút rồi ăn cả nước lẫn cái, mỗi ngày 1-2 quả đến khi hết ho.
- Các bài mẹo khác: Hoa đu đủ đực và đường phèn, nước ép củ cải trắng trị ho, nước tỏi trị ho, trà bạc hà trị ho,…
Tìm hiểu thêm các bài viết về Mẹo dân gian, phù hợp với từng triệu chứng khác nhau như: Mẹo trị ho có đờm, mẹo trị ho khan, mẹo làm siro.
Bên cạnh đó, một số cây thuốc nam có tác dụng bổ phổi, chữa ho như Thiên môn đông, Bách bộ, Bình vôi, Tang bạch bì, Tang diệp, Trần bì, Mạch môn, Cát cánh, Tỳ bà diệp, Bối mẫu,… Ngoài ra, các loại thảo dược này có tác dụng giảm viêm phổi, hỗ trợ ăn ngon, ngủ ngon.
Bạn cần lưu ý rằng, tuy mang nhiều lợi ích, nhưng các mẹo này không thể thay thế được phác đồ điều trị chuyên nghiệp từ bác sĩ, nhất là khi triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng. Vì vậy, việc thăm khám kịp thời vẫn là yếu tố then chốt để bảo vệ sức khỏe.
3.2. Những phương pháp khác giúp giảm tình trạng ho
Để giảm ho một cách hiệu quả, bạn có thể điều chỉnh một vài thói quen đơn giản trong đời sống hằng ngày. Những thói quen hỗ trợ làm dịu triệu chứng ho mà bạn nên thực hiện:
- Kê gối cao khi ngủ: Nâng gối khoảng 15-20cm để ngăn dịch nhầy từ mũi chảy xuống họng gây ho, đồng thời giảm trào ngược acid dạ dày.
- Xông hơi: Làm ẩm khoang mũi bằng hơi nước ấm giúp giảm khô họng và hạn chế cơn ho.
- Sử dụng máy tạo ẩm: Máy phun sương tăng độ ẩm không khí, tránh khô họng khiến ho nặng hơn.
- Giữ ấm mũi họng: Mặc ấm, quàng khăn khi trời lạnh, dùng đồ ăn nóng để bảo vệ cơ thể.
- Súc miệng nước muối: Giúp loại bỏ dịch nhầy trong họng, giúp giảm kích ứng và cơn ho.
- Dùng thực phẩm thảo dược: Sử dụng viên ngậm, xịt họng từ thảo dược để làm dịu họng nhanh chóng. Tham khảo thêm bài viết Ngậm gì đỡ ho?
Ngoài các thói quen trên, bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi từ Dược Bình Đông để hỗ trợ giảm ho hiệu quả. Sản phẩm kết hợp thảo dược giúp bổ phổi, giảm đờm và làm dịu cổ họng nhanh chóng, là lựa chọn tiện lợi cho những ai muốn chăm sóc sức khỏe hô hấp tại nhà.
3.3. Chế độ ăn giàu dưỡng chất giúp giảm ho và thực phẩm cần tránh khi ho
Ngoài thói quen sinh hoạt, bạn cần xây dựng chế độ ăn khoa học để giảm ho và tăng cường sức khỏe. Bạn nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất, ăn đúng giờ, đủ bữa theo nguyên tắc 4-5-1 của Bộ Y tế.
Nguyên tắc này bao gồm:
- Chế độ ăn cân đối 4 yếu tố carbohydrate, protein, lipid, vitamin và khoáng chất;
- Đảm bảo ít nhất có sự xuất hiện của 5 trong 8 nhóm thực phẩm chính;
- Có sự kết hợp hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm để đạt được nguồn dinh dưỡng cần thiết cho 1 ngày.
Việc thực hiện đúng chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường đề kháng và phòng chống bệnh tật, trong đó có các bệnh về hô hấp. Tìm hiểu thêm về nguyên tắc này trong bài Thực phẩm tăng sức đề kháng
Thực phẩm nên ăn để giảm ho
Để hỗ trợ hô hấp và giảm ho, bạn nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin cùng khoáng chất thiết yếu. Các loại thực phẩm này giúp tăng sức đề kháng, làm dịu cổ họng và bảo vệ phổi hiệu quả. Dưới đây là những gợi ý dễ tìm mà bạn cân nhắc thêm vào bữa ăn hằng ngày:
- Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, dâu tây, chanh, Súp lơ trắng, Dưa lưới vàng, Cà chua,…
- Thực phẩm giàu vitamin D: Cá hồi, cá trích, lòng đỏ trứng, nấm maitake,…
- Thực phẩm giàu vitamin A: Đu đủ, cà rốt, cải xoăn, bông cải xanh,…
- Thực phẩm giàu vitamin E: Hạnh nhân, bơ, rau chân vịt,…
- Thực phẩm giàu Magie: Các cây họ đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh, chuối,…
- Thực phẩm giàu Omega-3: Cá ngừ, cá thu hạt lanh, hạt chia,…
Thực phẩm cần tránh
Một số thực phẩm có thể sinh nhiệt, làm tăng viêm và khiến cơn ho trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn nên hạn chế chúng để bảo vệ cổ họng và phổi hiệu quả. Dưới đây là danh sách những thực phẩm cần tránh:
- Đồ tanh, hải sản vì dễ gây dị ứng, kích ứng cổ họng sinh ra các cơn ho dai dẳng.
- Thực phẩm chiên rán, dầu mỡ, cay nóng, nhiều muối, nhiều đường vì thực phẩm này sẽ gây hại cho dạ dày và gây tăng tiết đờm.
- Thức uống có gas, cồn, chất kích thích như rượu bia hoặc các sản phẩm có chứa caffeine vì gây kích ứng cổ họng, làm trầm trọng hơn cảm giác đau rát cổ họng.
- Sữa vì sữa kích thích tạo nhiều đờm, tăng tần suất các cơn ho, khiến ho kéo dài, khó hết.
- Rau củ chứa nhiều chất nhầy (khoai sọ, củ từ, mồng tơi, rau đay,…) làm tăng chất nhầy trong cơ thể,gây ra một loạt các cơn ho dai dẳng.
- Quýt và dừa không tốt cho người đang bị ho, tăng sinh đờm nhớt và kéo theo những cơn ho đờm dai dẳng.

Nước dừa dễ gây ra triệu chứng ho có đờm dai dẳng hơn
Ngoài ra, bạn nên tránh thói quen ăn uống không tốt như ăn quá khuya hoặc gần giờ đi ngủ và xây dựng các thói quen có lợi cho tiêu hóa như ăn đúng giờ, đúng bữa. Các thói quen này sẽ giúp bạn giảm tình trạng trào ngược dạ dày, giảm thiểu các cơn ho. Tìm hiểu thêm các thực phẩm trị ho hiệu quả thông qua bài viết Thực phẩm trị ho.
3.4. Thói quen giúp giảm ho, hỗ trợ sức khỏe hô hấp
Để giảm ho đau bụng hiệu quả, bạn nên kết hợp điều trị với việc xây dựng các thói quen lành mạnh. Đồng thời, bạn cần theo dõi và loại bỏ những thói quen xấu làm cơn ho nặng thêm. Dưới đây là các biện pháp đơn giản nhưng hữu ích:
- Uống đủ nước ấm làm dịu họng, loãng đờm, giúp dễ tống chất nhầy ra ngoài.
- Không nằm ngủ hoặc hoạt động trong điều hòa quá lạnh để tránh những cơn ho do không khí lạnh.
- Ngưng hút thuốc lá để tránh khói thuốc gây kích ứng hô hấp, làm tình trạng ho thêm trầm trọng.
- Hạn chế tác nhân ô nhiễm hoặc tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông vật nuôi, bụi mịn,… sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng ho hiệu quả.
- Sử dụng khẩu trang khi ra ngoài để ngăn bụi bẩn, khí độc xâm nhập đường hô hấp, bảo vệ phổi tốt hơn, do môi trường bên ngoài thường có rất nhiều bụi bẩn, khí độc hại và những yếu tố này thường làm bệnh trở nên nặng hơn.
- Rửa tay thường xuyên phòng tránh lây nhiễm bệnh hô hấp, giúp giảm nguy cơ ho kéo dài.
3.5. Phòng ngừa tình trạng ho đau bụng
Để giảm cơn ho về lâu dài, bạn cần xây dựng những thói quen phòng ngừa bền vững. Những thay đổi nhỏ không chỉ làm giảm ho mà còn bảo vệ sức khỏe toàn diện, gồm:
- Ngủ đủ giấc, ngủ sớm: Đảm bảo 7-8 giờ mỗi ngày, đi ngủ trước 23h để hệ miễn dịch khỏe mạnh, giảm nguy cơ bệnh hô hấp.
- Tập thể thao: Rèn luyện 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần, ưu tiên bài tập bổ phổi để tăng đề kháng chống tác nhân gây ho. Tìm hiểu thêm các bài tập tốt cho phổi
- Kiểm tra sức khỏe: Thực hiện định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bất thường ảnh hưởng đến phổi hoặc đường thở.
- Tiêm vắc xin cúm: Áp dụng cho cả trẻ em và người lớn để tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc cúm – một nguyên nhân phổ biến gây ho.
Những thói quen này sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý gây ho, đồng thời duy trì sức khỏe lâu dài.
4. Tổng kết
Ho đau bụng thường xảy ra khi bạn ho mạnh, liên tục, khiến cơ hoành bị căng đau. Trong một số trường hợp khác, cơn ho làm cơn đau ở bụng sẵn có thêm nghiêm trọng hơn.
Như thông tin tại phần 1, ho đau bụng không chỉ đơn giản là do căng cơ mà còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến đường hô hấp (như viêm phổi, hen suyễn) hoặc hệ tiêu hóa (như trào ngược dạ dày, viêm ruột thừa). Vì vậy, nếu triệu chứng này kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Song song đó, bạn có thể thử các cách giảm ho tại nhà như xây dựng thực đơn hợp lý, uống nước ấm, dùng thảo dược để làm dịu triệu chứng ho. Tuy những phương pháp này hỗ trợ tốt nhưng chúng không thay thế được điều trị y tế. Nếu tình trạng không cải thiện, bạn cần được thăm khám ngay!
Bên cạnh đó, để hỗ trợ phổi khỏe mạnh, bạn cân nhắc tham khảo các sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bổ Phổi của Dược Bình Đông như Thiên Môn Bổ Phổi 280ml, Thiên Môn Bổ Phổi 90ml dành cho trẻ em, Thiên Môn gói 15ml, Viên ngậm thảo mộc ho Thiên Môn,… để bổ phế, giúp tăng cường sức khỏe hệ hô hấp, giảm các triệu chứng ho, đờm, khan tiếng,… Các sản phẩm đều có thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính, có thể yên tâm khi sử dụng dài ngày. Dược Bình Đông chúc bạn sớm khỏe mạnh với lá phổi vững vàng!
Lưu ý, các sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.