Đau họng, rát cổ, viêm họng hay ho dai dẳng không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và sinh hoạt hằng ngày. Nhiều người thắc mắc tại sao đã dùng thuốc hay áp dụng các mẹo dân gian chữa đau họng mà tình trạng đau rát họng vẫn kéo dài không khỏi.
Một trong những nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống chưa phù hợp. Việc kiêng cữ đúng cách những thực phẩm có thể làm tăng viêm hoặc kích ứng cổ họng sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng và ngăn ngừa bệnh trở thành mãn tính.
Vậy bị đau họng cần kiêng những gì? Có thật sự cần tránh thịt gà, trứng, sữa như quan niệm dân gian? Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Vì sao kiêng cữ, chăm sóc đúng cách lại quan trọng khi bị đau rát họng, ho viêm họng?
Đau rát họng, ho và viêm họng là những triệu chứng hô hấp thường gặp, thường xuất hiện khi cơ thể nhiễm lạnh, virus, vi khuẩn hoặc từ những thói quen sinh hoạt chưa phù hợp. Ngoài ra, môi trường ô nhiễm, khói bụi và thay đổi thời tiết đột ngột hay chuyển mùa cũng là những yếu tố phổ biến khiến cổ họng dễ bị tổn thương.
Trong đó, đau họng là tình trạng lớp niêm mạc vùng cổ họng bị viêm hoặc tổn thương, gây ra cảm giác đau rát, nóng hoặc vướng nghẹn khi nuốt, nói chuyện hay hít thở sâu. Các triệu chứng thường đi kèm gồm ngứa cổ ho khan, ho có đờm, khàn tiếng và trong nhiều trường hợp có thể xuất hiện sốt nhẹ, mệt mỏi hoặc nổi hạch ở vùng cổ.

Đau rát họng, viêm họng xảy ra khi niêm mạc cổ họng bị kích ứng
Khi lớp niêm mạc cổ họng đang bị viêm, bất kỳ tác động kích thích nào từ thói quen sinh hoạt hoặc ăn uống không phù hợp cũng có thể khiến tình trạng viêm nặng hơn. Việc không kiêng cữ đúng lúc sẽ làm vùng tổn thương liên tục bị kích ứng, dẫn đến đau rát kéo dài và khó hồi phục.
Đồng thời, nếu để kéo dài, viêm họng cấp tính có thể tiến triển thành viêm họng mãn tính hoặc lan xuống thanh quản gây mất tiếng, khàn tiếng và mệt mỏi kéo dài.
Trong đó, một số nhóm đối tượng như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người đang điều trị bệnh nền cần đặc biệt thận trọng khi bị đau rát họng hoặc ho kéo dài lâu ngày. Vì vậy, khi nhận thấy các triệu chứng không thuyên giảm trong 2 tuần hoặc xuất hiện dấu hiệu bất thường như sốt cao, khó thở, mất tiếng, bạn nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Việc can thiệp sớm sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng và rút ngắn thời gian hồi phục.
2. Đau họng kiêng gì? Những thực phẩm gây hại cho sức khỏe
2.1. Thực phẩm cay nóng, sinh nhiệt
Các loại thực phẩm có tính cay nóng dễ khiến niêm mạc vùng họng dễ bị kích thích và viêm nặng hơn nóng rát, ngứa cổ, làm cơn ho kéo dài và khiến tổn thương lâu lành. Do đó, bạn nên chủ động kiêng ăn những thực phẩm sau:
- Ớt tươi, ớt bột, ớt sa tế.
- Gừng sống, riềng tươi.
- Tiêu đen, tiêu xay.
- Sả tươi, mù tạt, tỏi sống.
- Các loại gia vị cay nồng, sốt cay đóng gói.

Đau họng kiêng gì? Hạn chế thực phẩm hay gia vị cay nóng
2.2. Thức ăn, nước uống lạnh
Thức ăn và nước uống lạnh khiến các mạch máu ở vùng họng co lại, làm chậm quá trình lưu thông máu và khiến niêm mạc bị viêm lâu lành hơn. Với người đang đau họng hoặc đang ho, đồ lạnh còn kích thích cổ họng, gây tăng tiết đờm và làm triệu chứng ho trở nên dai dẳng hơn.
- Nước đá, nước lạnh để tủ mát.
- Kem lạnh, đá bào.
- Sinh tố đá xay, nước ép lạnh.
- Trái cây lấy trực tiếp từ tủ lạnh chưa để nguội.
2.3. Thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu
Các món chiên xào, nhiều dầu mỡ thường gây khó tiêu và tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa khi cơ thể đang mệt mỏi. Với người đang viêm họng hoặc ho có đờm, nhóm thực phẩm này còn làm tăng tiết nhầy, gây vướng nghẹn cổ họng và kích thích cơn ho kéo dài.
- Gà rán, khoai tây chiên.
- Xúc xích, lạp xưởng chiên.
- Bánh chiên, bánh xèo, đồ chiên ngập dầu.
- Các món xào nhiều dầu hoặc dùng lại dầu cũ,…

Thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn là các loại thực phẩm hại gan
2.4. Thực phẩm khô cứng
Khi niêm mạc họng đang sưng viêm, các loại thực phẩm khô cứng có thể gây thêm tổn thương do ma sát hoặc vỡ vụn khi nhai nuốt. Điều này không chỉ làm tăng cảm giác đau rát, vướng nghẹn mà còn khiến quá trình phục hồi bị kéo dài. Do đó, bạn cần kiêng cử các loại thực phẩm sau:
- Bánh mì khô, bánh quy cứng.
- Bỏng ngô, snack giòn, bim bim.
- Các loại hạt nguyên vỏ hoặc chưa rang mềm.
- Bánh đa nướng, cơm cháy, đồ khô giòn cứng khác.
2.5. Thực phẩm chua có tính acid cao
Các loại thực phẩm có vị chua hoặc chứa hàm lượng acid cao dễ gây kích ứng trực tiếp lên vùng niêm mạc họng đang viêm. Điều này khiến cảm giác đau rát trở nên buốt hơn, đồng thời làm tăng phản xạ ho và kéo dài thời gian hồi phục.
Do đó, bạn cần thận trọng khi sử dụng nhóm thực phẩm sau, đặc biệt nếu cổ họng có dấu hiệu sưng đỏ hoặc nhạy cảm rõ rệt.
- Chanh, me.
- Dứa (thơm) sống, xoài xanh, cóc, mận.
- Giấm, nước chanh đặc, nước sốt có tính chua cao.
- Trái cây còn xanh, chưa chín hoàn toàn,…
2.6. Chất kích thích và đồ uống có hại
Các loại chất kích thích và đồ uống có cồn, caffeine không chỉ làm khô niêm mạc họng mà còn làm suy giảm miễn dịch. Điều này khiến vùng họng đang viêm dễ bị kích ứng hơn, dẫn đến ho kéo dài, khàn tiếng hoặc đau rát nhiều hơn.
- Rượu, bia, cocktail.
- Cà phê, trà đặc, nước tăng lực.
- Nước ngọt có ga, nước giải khát nhiều đường.
- Thuốc lá, thuốc lá điện tử, khói thuốc thụ động,…

Tránh xa khói thuốc
2.7. Các nhóm thực phẩm nên kiêng khác
Ngoài ra, nhiều nhóm thực phẩm có thể làm tăng phản ứng viêm, khiến họng bị khô rát, dễ đau và ho nhiều hơn. Một số nhóm thực phẩm bạn cần lưu ý như sau:
- Thực phẩm nhiều muối: snack mặn, cá khô, mì gói và các thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng muối cao có thể kích ứng niêm mạc họng, gây khô rát và sưng tấy. Với người đang đau họng, muối không chỉ làm cổ họng nóng rát mà còn kéo dài cảm giác khó chịu sau khi ăn.
- Thực phẩm chứa nhiều đường: bánh kẹo, trà sữa, syrup và các đồ ngọt làm tăng khả năng hình thành đờm và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi họng đang viêm hoặc sưng, việc tích tụ đờm sẽ khiến cảm giác đau và vướng cổ họng trở nên nặng nề hơn, đồng thời làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Thịt đỏ: thịt bò, dê, trâu,… là những loại thịt sinh nhiệt cao, khó tiêu, có thể khiến nhiệt trong người tăng và làm vùng họng bị nóng, dễ rát và đau hơn.
- Đồ ăn nhanh và chế biến sẵn: xúc xích, lạp xưởng, đồ hộp,… thường chứa nhiều phụ gia, chất bảo quản, chất béo xấu có thể gây viêm âm ỉ và khiến tình trạng đau họng kéo dài hoặc trở nên trầm trọng hơn, nhất là nếu ăn vào buổi tối.
- Trái cây nhiệt cao: mít, nhãn, vải… là những loại quả dễ sinh nhiệt và làm khô niêm mạc họng. Nếu đang đau họng mà ăn nhiều, bạn có thể cảm thấy nóng rát, khô rát hơn, thậm chí gây nổi mẩn ngứa ở người có cơ địa dị ứng.
3. Thói quen cần kiêng cữ khi bị đau họng, ho, viêm họng
Bên cạnh chế độ ăn uống, các thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hồi phục của người đang bị đau họng, ho hoặc viêm họng. Một số hành vi tưởng như vô hại lại có thể làm họng tổn thương nhiều hơn, khiến triệu chứng kéo dài dai dẳng hoặc dễ chuyển sang mãn tính.
3.1. Kiêng cữ nói to, nói nhiều, la hét
Trong giai đoạn cổ họng đang viêm, việc nói to hoặc sử dụng giọng nói quá mức dễ khiến dây thanh âm bị kích ứng mạnh và làm tăng áp lực lên vùng họng vốn đang tổn thương, dẫn đến đau rát, khàn tiếng và ho kéo dài khó dứt.

Đau họng diễn ra khi la hét, nói liên tục
3.2. Kiêng ngủ máy lạnh quá lạnh hoặc môi trường khô hanh
Không khí quá lạnh hoặc quá khô khiến lớp niêm mạc họng bị mất đi độ ẩm cần thiết, làm tăng nguy cơ kích ứng và gây ho kéo dài, đặc biệt là vào ban đêm. Việc ngủ dưới máy lạnh với nhiệt độ thấp hoặc trong không gian kín không thông gió sẽ khiến họng bị khô rát, lâu hồi phục hơn.
3.3. Kiêng nằm liền sau khi ăn hoặc ăn quá no về đêm
Việc nằm ngay sau khi ăn, đặc biệt là vào buổi tối, dễ làm tăng áp lực lên dạ dày và khiến axit trào ngược lên thực quản và là một trong những nguyên nhân phổ biến gây kích ứng vùng họng, dẫn đến ho kéo dài, khàn tiếng hoặc đau rát cổ vào ban đêm.
3.4. Kiêng thức khuya, làm việc quá sức
Khi cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, hệ miễn dịch dễ suy yếu, từ đó làm giảm khả năng chống lại virus và vi khuẩn gây viêm họng. Việc thức quá khuya, căng thẳng kéo dài hoặc làm việc quá sức khiến triệu chứng đau họng và ho trở nên dai dẳng hơn, khó hồi phục.
3.5. Kiêng hút thuốc lá, hít phải khói thuốc thụ động, tiếp xúc với khói bụi
Tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc, bụi mịn hay không khí ô nhiễm sẽ khiến lớp bảo vệ tự nhiên của niêm mạc họng bị phá vỡ. Việc này làm tăng kích ứng cổ họng, khiến triệu chứng viêm kéo dài, ho trở nên dai dẳng và dễ lan xuống thanh quản hoặc phế quản.
3.6. Kiêng tắm đêm hoặc tắm ngay khi vừa vận động mạnh
Tắm vào ban đêm hoặc khi cơ thể còn đang ra nhiều mồ hôi sau vận động dễ khiến thân nhiệt hạ nhanh, làm cổ họng bị nhiễm lạnh đột ngột. Tình trạng này không chỉ gây nghẹt mũi, sổ mũi mà còn khiến cơn ho xuất hiện nhiều hơn về đêm.
3.7. Kiêng khạc đờm liên tục
Nhiều người có thói quen cố gắng khạc đờm mạnh để cảm thấy dễ chịu nhưng vô tình làm cho niêm mạc họng bị trầy xước và tổn thương sâu hơn. Việc lặp lại hành động này liên tục có thể khiến cổ họng kích thích gây ho liên tục, khô rát và đau nhói vùng cổ.

Hạn chế khạc đờm quá mạnh
4. Những hiểu lầm và thắc mắc thường gặp
4.1. Dùng kháng sinh trị ho viêm họng
Không phải cứ bị ho hay đau họng là phải dùng kháng sinh. Trong 60-90% trường hợp, nguyên nhân gây viêm họng là do virus, nên kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng điều trị. Việc tự ý dùng thuốc kháng sinh không chỉ không giúp bệnh thuyên giảm mà còn gây mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa và tăng nguy cơ kháng thuốc.
4.2. Đau họng, ho ăn thịt gà được không?
Nhiều người cho rằng thịt gà gây ngứa cổ, lâu khỏi bệnh nên cần kiêng tuyệt đối khi bị ho hoặc đau họng. Tuy nhiên, đây là quan niệm chưa chính xác. Thịt gà là nguồn đạm lành mạnh, dinh dưỡng dồi dào, dễ tiêu, rất phù hợp với người đang mệt mỏi. Việc gây khó chịu nếu có thường xuất phát từ cách chế biến như chiên giòn, ăn nguội hoặc để nguyên da.
4.3. Đau họng, ho ăn trứng được không?
Một số ý kiến cho rằng trứng gây đờm hoặc làm người bệnh ho nhiều hơn. Tuy nhiên, trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, phù hợp cho người đang suy nhược. Do đó, bạn vẫn có thể ăn trứng luộc, trứng hấp và chỉ nên hạn chế nếu nhận thấy triệu chứng tăng nặng sau khi ăn.
4.4. Đau họng, ho ăn hải sản được không?
Hải sản là nhóm thực phẩm giàu đạm và omega-3, có khả năng hỗ trợ giảm viêm, phục hồi mô tổn thương. Tuy nhiên, nếu cơ địa dễ dị ứng hoặc chế biến không kỹ, món ăn có thể gây kích ứng. Do đó, người bệnh không cần kiêng hoàn toàn mà vẫn có thể ăn cá hấp, canh cá, tôm nấu chín kỹ,… đồng thời cần tránh ăn sống, đồ tanh hoặc khi cơ thể đang quá nhạy cảm.
4.5. Đau họng, ho ăn chuối được không?
Chuối chín là trái cây mềm, mát, dễ tiêu và giàu kali – rất tốt cho người đang viêm họng hoặc ho khan. Tuy nhiên, nhiều người lầm tưởng chuối gây lạnh họng hoặc sinh đờm nên kiêng tuyệt đối. Trên thực tế, bạn vẫn có thể ăn chuối chín, chỉ cần tránh ăn chuối lạnh hoặc còn xanh.
4.6. Đau họng, ho uống sữa được không?
Sữa thường bị hiểu nhầm là “làm tăng đờm”, nhưng thực tế chưa có bằng chứng khoa học chắc chắn về điều này. Ngược lại, sữa cung cấp protein, vitamin D và canxi – giúp tăng đề kháng và hỗ trợ phục hồi. Vì thế, người không dị ứng lactose vẫn có thể uống sữa, ưu tiên sữa ấm và không lạm dụng.
4.7. Đau họng, ho uống nước dừa được không?
Nước dừa có tính mát và có thể giúp thanh nhiệt, giảm cảm giác nóng rát họng ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều, đặc biệt là vào buổi tối hoặc uống lạnh, có thể gây tiểu đêm, lạnh bụng và làm cổ họng dễ bị kích ứng. Vì vậy, bạn nên uống nước dừa ở nhiệt độ phòng, không quá 2-3 ly/ngày, tránh uống ngay khi vừa ra mồ hôi.
5. Những cách đơn giản tại nhà giúp làm dịu cho họng, giảm ho kéo dài
Ngoài việc kiêng cữ các thực phẩm không phù hợp, bạn có thể áp dụng thêm một số cách chăm sóc đơn giản, dễ thực hiện tại nhà để giảm nhanh cảm giác đau rát cổ, ho hoặc viêm họng và giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.
- Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 2 lít, ưu tiên nước ấm, là một trong những cách quan trọng giúp giữ cổ họng luôn ẩm, giảm tình trạng khô rát và thúc đẩy cơ thể đào thải độc tố tự nhiên.
- Chườm vùng cổ với khăn ấm 3-4 lần/ngày bằng khăn ấm giúp làm dịu cơn đau, thư giãn cơ vùng cổ và giảm cảm giác khó chịu khi nuốt.
- Súc miệng bằng nước muối ấm loãng là một phương pháp sát khuẩn nhẹ nhàng, có thể giảm viêm, tiêu đờm và làm dịu họng hiệu quả. Bạn có thể pha 1/4 đến 1/2 thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm khoảng 240ml, súc miệng trong 10-15 giây rồi nhổ ra.
- Xông mũi họng với nước ấm hoặc bằng tinh dầu như lá cúc tần, lá chanh, lá bưởi, lá tre, lá sả,… giúp thông mũi, loãng đờm và làm giảm triệu chứng đau họng, ho, nghẹt mũi, đặc biệt hữu ích khi có cảm lạnh đi kèm.
- Duy trì độ ẩm không khí bằng máy tạo độ ẩm hoặc đặt chậu nước góc phòng giúp cổ họng không bị khô, hạn chế tình trạng ho về đêm do không khí hanh khô hoặc điều hòa lạnh.
- Trà thảo dược như trà gừng mật ong, trà cam thảo hoặc trà hoa cúc là những lựa chọn đơn giản, dễ làm tại nhà. Các loại trà này không chỉ làm dịu họng mà còn hỗ trợ tiêu đờm và giảm viêm nhẹ nhờ thành phần kháng khuẩn tự nhiên có trong dược liệu.
Bên cạnh các biện pháp chăm sóc tại nhà, bạn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ bổ phổi phổ biến trên thị trường như viên ngậm, xịt họng, cao lỏng hoặc siro ho,… chứa các thành phần kháng viêm tự nhiên, sát khuẩn nhẹ hoặc chiết xuất từ thảo dược theo nhu cầu sử dụng khác nhau.
Song song với việc điều trị và chăm sóc, bạn nên duy trì những thói quen sống tích cực như ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ mỗi ngày, kết hợp vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng kéo dài và duy trì cân nặng hợp lý,… để tăng sức đề kháng và giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.

Tập các bài tập tốt cho Phổi, giảm tình trạng đau hay viêm họng
6. Tổng kết
Việc kiêng cữ đúng loại thực phẩm và hạn chế những thói quen làm tổn thương cổ họng không chỉ giúp giảm nhanh triệu chứng mà còn phòng tránh biến chứng như viêm họng mãn tính, viêm thanh quản hay tái phát liên tục.
Ngoài việc điều chỉnh ăn uống và sinh hoạt, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc đơn giản tại nhà như uống nước ấm, súc miệng bằng nước muối, xông mũi họng bằng thảo dược, hoặc dùng trà gừng – cam thảo để hỗ trợ làm dịu họng và tiêu đờm.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp vừa hỗ trợ giảm ho và đau họng hiệu quả, vừa giúp phục hồi sức khỏe hệ hô hấp lâu dài, hãy tham khảo thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông. Sản phẩm được chiết xuất từ các dược liệu quý như Thiên môn đông, Bạc hà, Gừng, Atiso, Trần bì, Bách bộ, Tang bạch bì, Bình vôi, Kinh giới với công nghệ sản phẩm xuất hiện đại, đạt chuẩn GMP. Thiên Môn Bổ Phổi có công dụng bổ phổi; hỗ trợ giảm ho do viêm họng, viêm phế quản; giảm ho khan, ho gió, ho có đờm, ho hen, ho nhiều về đêm, ho lâu ngày, đau rát họng, khàn tiếng.
Bạn vui lòng liên hệ qua hotline 028.39.808.808 hoặc truy cập vào website để được chúng tôi hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!
Lưu ý, các sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.