14/05/2021
Ho đờm là một bệnh lý đường hô hấp thường gặp. Vậy nguyên nhân khiến bạn bị ho đờm là gì và điều trị theo Y học hiện đại hay Y học cổ truyền thì hiệu quả. Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu nhé.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho có đờm lâu ngày.
Đờm chính là chất nhầy được tiết ra từ các tế bào ở đường hô hấp.
Đờm có tác dụng giữ lại bụi bẩn bị hít vào phổi (khói bụi, phấn hoa, lông thú, bột các loại...) để lông mao ở trong đường thở làm sạch và tống bụi bẩn ra khỏi phổi.
Đờm có chứa các tế bào miễn dịch hay các tế bào bạch cầu để nhấn chìm hay tiêu diệt virus, vi khuẩn để tránh nhiễm trùng đường hô hấp.
Đờm trong cổ họng loãng và chúng ta hay vô thức nuốt xuống bụng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đờm được tiết ra nhiều hơn bình thường dẫn đến tình trạng đờm đặc và ho có đờm.
Nguyên nhân:
Hút thuốc nhiều khiến phổi tiết ra nhiều đờm, đờm có thể có màu vàng, xanh hoặc đen.
Hen suyễn là bệnh mà đường thở rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng gây tăng sinh ra đờm không màu.
Hen suyễn là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ho có đờm.
Bệnh cảm cúm thường là do virus xâm nhập, phổi tiết nhiều đờm để loại bỏ virus gây bệnh. Đờm thường có màu vàng xám hoặc xanh lục, kèm với triệu chứng nhức mỏi cơ thể, sốt, sợ lạnh, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng, khan tiếng. Đây là nguyên nhân gây ho thường gặp nhất.
Viêm phế quản là tình trạng phế quản bị nhiễm trùng, gây viêm. Phổi sẽ tiết ra nhiều đờm để giảm viêm, loại bỏ vi khuẩn. Đờm có màu trắng hoặc vàng và kèm theo sốt.
Viêm phổi là tình trạng vi khuẩn xâm nhập mô phổi gây nhiễm trùng và gây viêm. Phổi sẽ tiết ra đờm để loại bỏ vi khuẩn, đờm có màu vàng nâu, hoặc xanh lá lẫn máu, kèm theo các triệu chứng sốt cao, khó thở.
Lao phổi là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn lao gây ra. Người bệnh có triệu chứng ho đờm, đờm có màu xanh lẫn máu, kèm sốt, sụt cân nhanh.
Ho có đờm thường được điều trị bằng cách sử dụng thuốc làm tiêu đờm và loãng đờm. Nếu có nhiễm trùng thì sử dụng thêm kháng sinh.
Lưu ý, việc dùng thuốc không theo đơn thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và không đạt hiệu quả điều trị. Vì vậy, bạn phải sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ.
Đờm (đàm) là chất đặc do tân dịch ngưng tụ biến hóa thành, là sản phẩm của bệnh lý. Đờm sau khi sinh ra sẽ gây bệnh ở nhiều Tạng, đặc biệt ở Phế gây ho có đờm.
Ho có đờm chia làm 2 nguyên nhân bên trong và bên ngoài:
Tỳ, Phế, Thận là 3 tạng chịu trách nhiệm vận hóa khí và tân dịch.
Khi chức năng Tỳ, Phế, Thận rối loạn, làm tân dịch bị ứ trệ không vận chuyển được, gây ra ho đờm nhiều, đờm không màu và loãng, có thể lẫn máu.
Nguyên nhân bên ngoài: Do ngoại tà xâm nhập (phong hàn, phong nhiệt)
Phong hàn phạm Phế: làm Phế khí mất tuyên giáng nghĩa là chức năng vận chuyển khí và tân dịch của Phế bị suy giảm, làm ứ tân dịch gây đờm loãng và chảy nước mũi loãng. Phế ứ khí gây ho, kèm theo các triệu chứng sốt, sợ lạnh.
Phong nhiệt thúc Phế: làm mất tân dịch, mất tuyên giáng gây ra ho có đờm đặc màu vàng, khô rát họng, khan tiếng, kèm theo triệu chứng sốt ra mồ hôi, sợ nóng, nước mũi đặc có màu vàng.
Với nguyên nhân bên trong, để điều trị cần bồi bổ Tỳ, Phế, Thận để các tạng này hoạt động bình thường, hết ứ khí và tân dịch.
Một số thảo dược giúp kiện tỳ, bổ phế, bổ thận như: Thiên môn đông, Mạch Môn, Trần bì, Actiso,...
Với nguyên nhân bên ngoài, cần loại bỏ ngoại tà xâm nhập vào Phế.
Với nguyên nhân do phong hàn cần khu phong trừ hàn, tuyên phế.
Với nguyên nhân do phong nhiệt cần khu phong trừ nhiệt, tuyên phế.
Một số thảo dược giúp khu phong trừ hàn như: Gừng, Tô tử, Cát Cánh...
Một số thảo dược giúp khu phong trừ nhiệt như: Kinh giới, Bạc hà, Tang diệp, …
Một số thảo dược giúp tuyên phế là: Bình vôi, Tang bạch bì, Bách bộ, Tỳ bà diệp, …
Có nhiều nguyên nhân gây ra ho có đờm, nên nếu không xác định được nguyên nhân và chỉ dùng một loại thảo dược sẽ không mang lại hiệu quả điều trị. Vì vậy, cần phối hợp nhiều thảo dược thành một bài thuốc sẽ cho hiệu quả tốt.
Khác với Y học hiện đại, nguyên tắc điều trị ho lâu ngày ở người lớn, trẻ em của Y học cổ truyền không chỉ chú trọng tiêu đờm, giảm ho, mà còn:
Dùng thuốc Y học cổ truyền là một trong những phương pháp điều trị được nhiều người lựa chọn. Không chỉ có tác dụng hiệu quả, những bài thuốc này còn rất an toàn và lành tính đối với cơ địa, thể trạng của nhiều người. Nhưng với những trường hợp bị nhiễm trùng đường hô hấp nặng nên điều trị bằng Đông Tây y kết hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.
Hiểu được điều đó Dược Bình Đông cho ra đời sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông với công dụng giảm ho có đờm hiệu quả.
Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông là sản phẩm kế thừa tinh hoa của nền Y học cổ truyền với Bách bộ, Tang bạch bì, Gừng, Kinh giới, Bạc hà, Actiso giúp giảm các chứng ho như ho có đờm, ho khan về đêm, ho gió, giúp giảm đau rát hầu họng, khan tiếng.
Ngoài ra còn có Thiên môn đông, Trần bì, Bình vôi có tác dụng bổ phế âm, kiện tỳ, ích khí giúp bổ phổi, giảm ho lâu ngày, ho về đêm.
Thiên Môn Đông : Bổ âm, dưỡng phế âm, thanh nhiệt và nhuận phế
Bạc Hà : Tán phong nhiệt, ra mồ hôi, giảm uất
Bách Bộ : Tuyên phế giúp nhuận phế, giảm ho
Trần Bì : Lý khí, kiện tỳ, táo thấp, dưỡng phế khí, hóa đờm
Tang Bạch Bì : Thanh phế nhiệt, lợi thuỷ, giảm ho, hạ suyễn, tiêu sưng
Bình vôi : An thần, trấn kinh, khắc phục triệu chứng suy nhược, nóng sốt, nhức đầu, rối loạn chức năng tiêu hóa, bổ phế khí
Gừng : Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch dùng chữa chân tay lạnh, mạch nhỏ, hàn ẩm suyễn ho phong hàn thấp tỳ.
Kinh giới : Có tác dụng phát biểu khứ phong, lợi yết hầu, thanh nhiệt tán ứ phá kết. Dùng chữa ngoại cảm phát sốt, đầu nhức mắt hoa yết hầu sưng đau
Atiso : Lợi mật, tăng cường tiêu hóa, kiện tỳ
Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông
Giảm ho nhanh chóng - Bổ phổi thật hay.
Bấm vào liên kết để hiểu thêm về sản phẩm:
Thiên Môn Bổ Phổi 280ml,
Thiên Môn Bổ Phổi - Trẻ em
Hoặc gọi đến hotline 02839 808 808 để được tư vấn.
Thiên môn bổ phổi Bình Đông - Giảm ho nhanh chóng, Bổ phổi thật hay
Ho lâu ngày khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, công việc và sinh hoạt. Vậy nên, khi bị ho, bạn có thể tham khảo một vài thức uống trị ho lâu ngày dưới đây.
08/06/2021
Ho về đêm là tình trạng không ho vào ban ngày nhưng cứ đến đêm lại bị ho, thường gặp ở người lớn tuổi. Ho thường xuất hiện theo từng cơn và kéo dài dai dẳng, nếu không can thiệp kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và sức khỏe người bệnh. Do đó, việc tìm hiểu phương pháp đẩy lùi cơn ho về đêm hiệu quả là điều vô cùng cần thiết.
28/05/2021
Ho đờm xanh kéo dài là hiện tượng thường gặp nhưng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của người bệnh. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tình trạng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
28/05/2021
Ho là tình trạng thường gặp ở trẻ em do các bé có sức đề kháng yếu và nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Tuy nhiên, nếu trẻ ho kéo dài dai dẳng, rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm cần phải đề phòng. Bởi thế, việc tìm hiểu nguyên nhân trẻ ho lâu ngày không khỏi, cũng như giải pháp điều trị là điều vô cùng cần thiết.
25/05/2021
Ho khó thở về đêm có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm như phổi, dị ứng, tim mạch. Vậy nên, khi gặp tình trạng ho khó thở về đêm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng của bệnh nhé!
24/05/2021
Ho khan lâu ngày không khỏi khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống. Vậy khi bị ho khan nên làm gì, dùng thuốc gì để giảm bớt cơn ho? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
17/05/2021