Ho khó thở về đêm có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm như phổi, dị ứng, tim mạch. Vậy nên, khi gặp tình trạng ho khó thở về đêm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng của bệnh nhé!
1. Khi nào thì nên gặp bác sĩ?
Khó thở về đêm có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh nguy hiểm, hãy đến ngay trung tâm y tế nếu có những biểu hiện sau:
- Không thở được khi nằm thẳng
- Tình trạng khó thở về đêm kéo dài, không thuyên giảm
- Kèm theo đó là các triệu chứng như: tím tái môi, ngón tay, khò khè, phát ra âm thanh cao thi thở và một vài triệu chứng giống như bệnh cúm.
Khó thở về đêm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này diễn ra hơn 1 tháng thì được xem là mãn tính. Đa phần các trường hợp khó thở mãn tính đều liên quan đến các vấn đề về phổi, tim hoặc sức khỏe tâm thần.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở về đêm
Khi bị khó thở về đêm, có thể bạn đang mắc một số bệnh lý về phổi như:
- Hen suyễn: là một bệnh mãn tính về đường hô hấp, có thể khiến bạn bị khó thể về đêm.
- Thuyên tắc phổi
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
- Viêm phổi
Bên cạnh nguyên nhân do bệnh lý thì có thể là do:
- Bị dị ứng, bụi, nấm mốc, phấn hoa
- Stress, lo lắng, hoảng loạn dẫn đến tình trạng ho khó thở vào ban đêm
3. Ho khó thở về đêm có nguy hiểm không?
Tình trạng ho khó thở về đêm có thể ảnh hướng đến chất lượng giấc ngủ, khiến bạn ngủ không ngon, sâu giấc, dẫn đến uể oải, mệt mỏi vào hôm sau. Kéo dài có thể làm sức khỏe suy giảm. Nếu vấn đề liên quan đến bệnh lý, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ.
4. Có thể trị chứng khó thở về đêm không?
Để điều trị chứng khó thở về đêm, thì bạn nên tìm ra đúng nguyên nhân gây ra bệnh:
- Do hen suyễn: tuân thủ kế hoạch điều trị và hạn chế tiếp xúc với tác nhân kích hoạt hen suyễn.
- Nếu do phổi tắc nghẽn mãn tính thì có thể dùng các loại thuốc hít, thuốc điều trị bổ sung và liệu pháp oxy theo phác đồ của bác sĩ. Bạn cần bỏ thuốc lá, tránh tiếp xúc chất độc hại.
- Do viêm phổi: điều trị bằng kháng sinh, thuốc ho, giảm đau.
- Trường hợp dị ứng: giữ phòng ngủ luôn sạch sẽ để giảm bớt tác nhân gây dị ứng.
- Stress, lo lắng, hoảng loạn: bạn có thể tập các bài tập thở như yoga, thiền, hoặc trao đổi tình trạng của mình với chuyên gia sức khoẻ tâm lý.
Đối với nguyên nhân không do bệnh lý, bạn có thể sử dụng các phương pháp dân gian, hoặc sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược cũng có thể phần nào giúp giải quyết triệu chứng của việc ho khó thở về đêm.
5. Phòng ngừa ho khó thở về đêm với Thiên Môn Bổ Phổi
Thiên Môn Bổ Phổi là thành quả nhiều năm nghiên cứu của đội ngũ chuyên gia, lương y của Dược Bình Đông. Với thành phần được bào chế hoàn toàn từ thiên nhiên, kết hợp với quy trình hiện đại đã giúp Thiên Môn Bổ Phổi nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người sử dụng.
Nhờ kế thừa tinh hoa của y học cổ truyền với thành phần chính là Thiên môn đông, Trần bì, Thiên Môn Bổ Phổi có tác dụng bổ phế âm, kiện tỳ ích khí, giúp bổ phổi, giảm ho lâu ngày, giảm đau rát cổ họng, khàn tiếng hiệu quả.
Ngoài ra, Thiên Môn Bổ Phổi còn chứa nhiều thành phần thảo dược thiên nhiên giúp giảm các chứng ho như ho khan về đêm, ho gió, ho có đờm; giảm đau rát cổ họng, khàn tiếng như:
- Bạc Hà: Tán phong nhiệt, ra mồ hôi, giảm uất
- Bách Bộ: Tuyên phế giúp nhuận phế, giảm ho
- Tang Bạch Bì: Thanh phế nhiệt, lợi thuỷ, giảm ho, hạ suyễn, tiêu sưng
- Bình vôi: An thần, trấn kinh, khắc phục triệu chứng suy nhược, nóng sốt, nhức đầu, rối loạn chức năng tiêu hóa, bổ phế khí
- Gừng: Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch dùng chữa chân tay lạnh, mạch nhỏ, hàn ẩm suyễn ho phong hàn thấp tỳ.
- Kinh giới: Có tác dụng phát biểu khứ phong, lợi yết hầu, thanh nhiệt tán ứ phá kết.
- Atiso: Lợi mật, tăng cường tiêu hóa, kiện tỳ
Đặc biệt, sản phẩm được điều chế theo nhận định của y học hiện đại, nên dễ hấp thụ, đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng