Bạn có từng cảm thấy bụng căng tức, đầy hơi sau khi ăn hoặc trong sinh hoạt hằng ngày? Đây không phải là vấn đề hiếm gặp. Theo khảo sát, có từ 10 – 25% người khỏe mạnh từng gặp phải triệu chứng này, trong đó 75% cảm thấy tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn theo thời gian, và 10% bị tái phát thường xuyên.
Đáng chú ý, có đến 90% trường hợp đầy hơi, chướng bụng liên quan đến hội chứng ruột kích thích (IBS), và 75% phụ nữ gặp phải tình trạng này trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt.
Liệu đây chỉ là hiện tượng tạm thời hay là lời cảnh báo từ cơ thể? Nguyên nhân nào khiến bụng bạn căng tức, khó chịu? Làm sao để giảm nhanh cảm giác khó chịu này và ngăn ngừa tái phát trong tương lai? Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu tình trạng đầy hơi chướng bụng trong bài viết này.
1. Đôi nét về đầy hơi chướng bụng
Đầy hơi chướng bụng là tình trạng bụng căng tức, khó chịu do sự tích tụ khí bất thường trong dạ dày hoặc ruột. Lượng khí này làm áp lực trong ổ bụng có thể khiến người mắc cảm thấy nặng nề, khó chịu, thậm chí đau tức rõ rệt ở vùng bụng.
Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, từ trẻ nhỏ đến người lớn và thường xuất hiện sau khi ăn hoặc khi hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả. Cảm giác khó chịu do chướng bụng đầy hơi có thể thoáng qua hoặc kéo dài, với mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Chướng bụng, đầy hơi khiến người mắc phải thấy khó chịu, đau tức
Đầy hơi kèm chướng bụng biểu hiện qua nhiều triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết.
- Căng tức, đau, khó chịu ở vùng bụng: Cảm giác nặng nề, căng phồng ở vùng bụng, có thể đau âm ỉ hoặc cảm giác tức bụng.
- Bụng sưng to hơn bình thường: Vòng bụng tăng lên nhìn thấy rõ, quần áo thắt chặt hơn.
- Có âm thanh lạ từ bụng: Tiếng sôi, ùng ục từ hệ tiêu hóa.
- Tăng tần suất xì hơi: Nhu cầu xì hơi liên tục để giảm áp lực trong ruột.

Cảm thấy có âm thanh lạ từ bụng
Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện kèm theo như ợ hơi, ợ chua, cảm giác nóng rát vùng thượng vị. Một số trường hợp còn xuất hiện buồn nôn, nôn khan hoặc cảm giác nghẹn ở cổ họng. Bên cạnh đó, rối loạn đại tiện (táo bón, tiêu chảy) và tình trạng sôi bụng liên tục cũng thường xảy ra.
Thông thường, triệu chứng xuất phát từ các nguyên nhân khá phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Đây là những yếu tố có thể tự điều chỉnh được thông qua thói quen ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe hợp lý. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:
- Thói quen ăn uống không hợp lý như ăn quá nhanh, không nhai kỹ, tiêu thụ nhiều thực phẩm dễ sinh khí như đậu, bắp cải, súp lơ, uống nước có gas, rượu bia hoặc ăn quá nhiều đạm có thể gây chướng bụng. Ngoài ra, vừa ăn vừa nói chuyện cũng làm lượng không khí nuốt vào dạ dày nhiều hơn, dẫn đến đầy hơi.
- Sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc thuốc điều trị tiểu đường có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, làm mất cân bằng tiêu hóa và gây chướng bụng.
- Thói quen sinh hoạt kém khoa học như căng thẳng kéo dài, ít vận động, ăn uống thất thường hoặc bỏ bữa cũng khiến hệ tiêu hóa hoạt động trì trệ, tạo điều kiện cho khí tích tụ trong ruột dẫn đến đầy hơi.
- Cơ thể không dung nạp một số thực phẩm như đường lactose, sữa hoặc hải sản cũng có thể gây đầy hơi, chướng bụng.
- Ở phụ nữ, sự thay đổi nội tiết tố trong các giai đoạn dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh có thể làm rối loạn tiêu hóa. Sự biến động của hormone Estrogen và Progesterone thường gây đầy hơi, chướng bụng.

Người phụ nữ đang mang thai
Tuy nhiên, nếu triệu chứng đầy hơi kéo dài quá 5 ngày, tái diễn nhiều lần hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một số dấu hiệu cảnh báo cần đặc biệt lưu ý bao gồm:
- Đầy hơi kéo dài kèm sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Hơi thở có mùi khó chịu bất thường.
- Đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn kéo dài.
- Đi ngoài phân đen, có máu trong phân (dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa).
- Vàng da, vàng mắt nhẹ (dấu hiệu bệnh gan).

Mắt và da có màu vàng là dấu hiệu giúp bạn phát hiện gan đã bị nhiễm độc
2. Chẩn đoán nguyên nhân và điều trị đầy hơi kèm chướng bụng
2.1. Chẩn đoán nguyên nhân
Để xác định nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng dựa trên các triệu chứng hiện tại. Tùy theo tình trạng, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, siêu âm bụng, nội soi dạ dày – đại tràng hoặc test HP,… để tìm kiếm dấu hiệu bất thường.
Một số bệnh lý thường gây nên tình trạng bị đầy hơi chướng bụng bao gồm:
- Các chứng rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc viêm đại tràng có thể gây đầy hơi, kèm theo khó đi ngoài, đi ngoài phân lỏng hoặc tiêu chảy xen kẽ táo bón, cùng cảm giác đau quặn bụng sau khi ăn.
- Bệnh dạ dày – tá tràng như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) thường gây chướng bụng, ợ hơi, ợ chua và cảm giác nóng rát vùng thượng vị. Một số trường hợp có thể gặp khó thở, đau dạ dày và đầy hơi sau khi ăn.
- Gan suy yếu làm suy giảm chức năng tiêu hóa và chuyển hóa, dẫn đến chướng bụng, ăn không tiêu. Các triệu chứng đi kèm có thể bao gồm mệt mỏi kéo dài, vàng da, vàng mắt, ngứa da, mụn nhọt, mẩn ngứa hoặc nước tiểu sẫm màu.
- Bệnh lý tuyến tụy ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa, gây đầy hơi kèm chướng bụng kèm theo vàng da, sụt cân, mất cảm giác thèm ăn và đau ở phần trên bụng.
- Nhiễm trùng tiêu hóa có thể gây đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, ợ hơi, đau bụng âm ỉ và sôi bụng kéo dài.
- Táo bón kéo dài làm tích tụ khí trong đường ruột, khiến người bệnh cảm thấy chướng bụng đầy hơi và khó đi ngoài.

Táo bón kéo dài khiến người bệnh khó đi ngoài, bụng căng đầy hơi
2.2. Phương pháp điều trị hiệu quả
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhằm cải thiện triệu chứng, khôi phục chức năng tiêu hóa và ngăn ngừa tái phát. Dưới đây là các nhóm thuốc thường được sử dụng:
- Thuốc men vi sinh đường ruột (probiotic): Hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh, giúp giảm đầy bụng, chướng hơi. Tuy nhiên, cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột.
- Thuốc kháng acid và giảm tiết acid dạ dày: Các thuốc nhóm PPI, kháng histamin H2,…giúp giảm ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, thường được dùng cho người bị viêm dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản (GERD).
- Thuốc tăng nhu động đường ruột: Hỗ trợ kích thích nhu động ruột, tăng tốc độ tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy hơi, sôi bụng, ăn không tiêu.
- Thuốc kháng sinh: Được chỉ định trong trường hợp chướng bụng do hội chứng ruột kích thích hoặc nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
- Thuốc nhuận tràng: Sử dụng khi táo bón kéo dài không cải thiện dù đã điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện.

Đa dạng thuốc hỗ trợ tình trạng bụng bị đầy hơi, bụng chướng
3. Phương pháp cải thiện trình trạng đầy hơi chướng bụng tại nhà
Tình trạng chướng bụng đầy hơi không chỉ gây khó chịu mà thậm chí làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Để cải thiện tình trạng này, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ tại nhà dưới đây để giảm nhanh các triệu chứng.
3.1. Phương pháp tự nhiên giảm nhanh chướng bụng đầy hơi
Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp tự nhiên dưới đây để hỗ trợ tiêu hóa và giảm nhanh cảm giác đầy hơi, khó chịu như:
- Uống nước ấm là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả, giúp thư giãn cơ bụng, kích thích nhu động ruột và hỗ trợ tiêu hóa.
- Tắm nước ấm cũng là một cách thư giãn giúp xoa dịu tình trạng đầy hơi. Bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc tắm dưới vòi hoa sen. Phương pháp này không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Massage bụng có thể giúp giảm đầy hơi bằng cách kích thích nhu động ruột và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Hãy massage theo vòng tròn từ phải sang trái trong vài phút, nhưng nếu cảm thấy đau bụng, cần dừng lại ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc chạy bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 lần mỗi tuần, sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các bài tập tốt cho gan đơn giản như hít thở giả bằng lồng ngực, các tư thế yoga như tư thế nửa cây cầu, tư thế con thuyền, tư thế lunge xoắn và tư thế ngồi xổm (squat) để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Đọc thêm: Việc ít vận động không chỉ gây chướng bụng đầy hơi mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa mãn tính.

Tư thế con thuyền
3.2. Mẹo dân gian giảm đầy hơi chướng bụng hiệu quả
Ngoài cách chữa đầy hơi chướng bụng bằng thuốc và áp dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhà, dùng thảo dược thiên nhiên là giải pháp dễ tìm, an toàn, lành tính, giúp giảm nhanh tình trạng chướng bụng đầy hơi mà không gây tác dụng phụ nếu dùng đúng cách. Dưới đây là một số mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện tại nhà:
- Tỏi: Dùng 30g tỏi đã bóc vỏ và giã nhuyễn, trộn với 5g đường phèn và 60ml nước ấm, khuấy đều và uống 2 lần/ngày. Ngoài ra, có thể nướng một củ tỏi, bọc vào gạc sạch rồi đặt lên vùng rốn trong 10-15 phút để làm ấm bụng.
- Quế: Đun sôi 250ml nước, sau đó cho vào nửa thìa cà phê bột quế, khuấy đều và uống sau bữa ăn để giảm nhanh cảm giác khó chịu. Ngoài ra, bạn có thể trộn nửa thìa bột quế vào ly sữa ấm và uống vào buổi tối để làm ấm bụng, hỗ trợ tiêu hóa.
- Cháo tía tô và hành hoa, ăn khi còn nóng cũng giúp giảm đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng.
- Các loại trà thảo mộc như trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà,… có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa và giảm đầy hơi hiệu quả, nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trà hoa cúc là mẹo trị đầy hơi đơn giản
Bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên khác từ các nguyên liệu dễ tìm dưới đây để cải thiện tình trạng chướng bụng đầy hơi như nước ép cần tây, nước ép ổi, rượu táo mèo,…

Nước ép ổi giúp hạn chế tình trạng chướng bụng đầy hơi
3.3. Thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày giúp phòng bệnh và thuyên giảm triệu chứng
Thói quen sinh hoạt hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch, từ đó hạn chế tình trạng chướng bụng đầy hơi và phòng ngừa các bệnh lý như nóng gan, thận yếu hay viêm dạ dày tá tràng.
Dưới đây là những thói quen đơn giản nhưng hiệu quả, bạn nên áp dụng để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa của mình:
- Ăn uống điều độ: ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no hay bỏ bữa và đảm bảo, cân đối 4 nhóm chất dinh dưỡng chính gồm đường bột, chất đạm, chất béo và vitamin – khoáng chất. Đồng thời, nên ưu tiên thực phẩm giàu probiotic và chất xơ để hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Bổ sung đủ nước: Uống 2.0 – 2.5 lít nước/ngày giúp làm mềm phân, giảm nguy cơ táo bón và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
- Hạn chế thực phẩm gây hại: Tránh các chất kích thích như rượu bia, đồ cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường, muối, vì chúng có thể gây nóng trong và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
- Ngủ đủ giấc: Duy trì 7-9 giờ ngủ mỗi đêm, nên ngủ trước 23h00 để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi tốt hơn. Tìm hiểu thêm bài viết “20 cách đơn giản để ngủ nhanh và sâu“.
- Duy trì môi trường sống sạch sẽ: Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, đảm bảo không gian sống và làm việc thông thoáng, sạch sẽ để giảm thiểu các tác nhân gây hại cho sức khỏe.
- Giữ tinh thần thoải mái: Giảm căng thẳng bằng cách tham gia các hoạt động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc, tập thiền hoặc đơn giản là dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Cân bằng công việc và sinh hoạt: Tránh làm việc quá sức, duy trì nhịp sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe tổng thể và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.
- Duy trì cân nặng ổn định: Tránh thừa cân, béo phì vì chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tiêu hóa.

Duy trì cân nặng ở mức phù hợp
4. Tổng kết
Đầy hơi, chướng bụng là tình trạng phổ biến, có thể xuất phát từ những thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học hoặc cảnh báo các bệnh lý tiêu hóa tiềm ẩn cần được quan tâm. Nếu nguyên nhân chỉ là sinh lý, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp đơn giản tại nhà để cải thiện tình trạng như uống nước ấm, massage bụng, tập thể dục thường xuyên, điều chỉnh và duy trì chế độ ăn uống,..

Hạn chế thức ăn cay nóng
Tuy nhiên, trường hợp gặp tình trạng đầy hơi kéo dài, tái diễn thường xuyên hoặc đi kèm các triệu chứng bất thường như đau bụng dữ dội, buồn nôn, sụt cân không rõ nguyên nhân, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng sinh hoạt hằng ngày và chất lượng cuộc sống.
Trong trường hợp bị chướng bụng đầy hơi do nóng gan, yếu gan, bạn có thể sử dụng Long Đởm Giải Độc Gan của Dược Bình Đông để hỗ trợ thanh nhiệt, giúp gan hoạt động ổn định và khỏe mạnh hơn. Sản phẩm bảo vệ sức khỏe này với các thành phần có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược lành tính như Diệp hạ châu, Atiso, Long đởm thảo, Nhân trần, Hoàng cầm, Sài hồ, Cam thảo,… với công dụng thanh nhiệt, giải độc gan, mát gan, tăng cường chức năng gan, giảm nóng trong người, mụn nhọt, nổi mẩn đỏ ngứa,…
Hơn 70 năm chăm sóc sức khỏe gia đình Việt, Dược Bình Đông đã không ngừng nghiên cứu để cho ra đời các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe rất hữu hiệu, phù hợp với người tiêu dùng hiện đại. Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm bảo vệ sức khỏe của Dược Bình Đông, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline (028)39 808 808 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Lưu ý, sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.