06/10/2020
Thạch hộc có vị ngọt, hơi mặn và tính hàn, tác dụng bổ khí huyết, mạnh gân xương, bổ thận, trợ dương, ích vị sinh tân dịch...
Cây có tên thạch hộc là do cây này thường mọc ở trong các kẽ đá. Ngoài ra, loai thảo dược này còn có nhiều tên gọi khác nhau như kim thoa thạch hộc, thiết bì thạch hộc, hắc tiết thảo, hoàng thảo.
Hoa Thạch Hộc
Thạch hộc là một cây thảo phụ sinh, mọc bám trên cành cây to hoặc ở vách đá ẩm. Thân dẹt có rãnh dọc chia nhiều đốt, phía cuống thuôn hẹp, phía ngọn dày hơn, màu vàng nhạt. Lá ngắn có bẹ. Hoa màu hồng hoặc trắng pha hồng, mọc thành chùm ngắn ở kẽ những lá đã rụng. Quả dài hình thoi.
Để dùng làm thuốc, người ta sẽ thu hái phần thân cành thu hái, sau đó cắt bỏ rễ và lá, rửa sạch, ngâm nước ủ cho mềm, bóc bỏ lớp màng mỏng bên ngoài đem phơi và sấy khô. Khi dùng, đồ chín, tẩm rượu thái nhỏ.
=> Xem thêm: Công dụng và cách sử dụng của Thục Địa
Thạch hộc được nghiên cứu và nhận thấy có rất nhiều các hoạt chất sinh học quý, giàu polisaccarit (22%), alkaloid (0,3%), các acid amin (35%), ngoài ra còn chứa nhiều chất khoáng kali, mangan, đồng, canxi, magie, titan và nhiều nguyên tố vi lượng khác.
Thạch Hộc tía
Theo Đông y, thạch hộc vị hơi ngọt, hơi mặn, tính lạnh, có tác dụng vào 3 kinh Phế, Vị, Thận từ đó giúp bổ âm, trừ nóng (thanh nhiệt), chữa khát, ích vị, tăng bài tiết tân dịch.
Đây là vị thuốc bổ phần âm trong cơ thể. Khi phần âm bị thiếu hụt, người bệnh găp phải một số biểu hiện như: người nóng, khô khan, họng khô, hai gò má đỏ, ho khan, nhức trong xương, ra mồ hôi trộm, sốt về chiều…
Thạch hộc sẽ góp phần điều trị những chứng bệnh đó, như:
Chữa hư lao, bồi bổ cho những người gầy còm ốm yếu do nóng quá, ho khan, nóng sốt.
Ích tinh, chữa di tinh, mộng tinh.
Chữa viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Chữa viêm nha chu, chữa đau răng do nhiệt bốc.
Điều trị suy nhược thần kinh, đau đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, khó ngủ.
Chữa suy nhược, đau đầu nhờ dược liệu Thạch Hộc
Chữa viêm dạ dày do bị nhiệt.
Điều trị nóng trong người, nhức trong xương, khô khát.
Lưu ý khi sử dụng: Liều dùng trung bình: 6 – 15g/ ngày. Không nên dùng quá liều và người huyết áp thấp không nên dùng.
=> Xem thêm: Thuốc trị đau nhức xương khớp cho người già
Trị suy nhược thần kinh, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ
12g mỗi vị: Thạch hộc, Mạch môn, Kỷ tử, Sa sâm, Hạ khô thảo, Mẫu lệ, Câu đằng 12g kết hợp cùng 8g mỗi vị Cúc hoa, Trạch tả, Địa cốt bì, Táo nhân. Sắc uống ngày 1 thang.
Trị di tinh, mộng tinh
Dùng Thạch hộc, Kim anh, Mạch môn, Sa sâm, Liên nhục, Khiếm thực, mỗi vị 12g, Quy bản 8g. Sắc uống.
Trị viêm bàng quang mạn tính
Thạch hộc, Sa sâm, Ngưu tất, Thục địa, vỏ Núc nác (mỗi vị 12g), Kim ngân hoa 20g, Mã đề 16g, Tỳ giải 16g. Sắc uống.
Sản phẩm Thảo Linh Tiên của Dược Bình Đông được bào chế từ sự kết hợp hoàn hảo của 7 loại dược liệu tự nhiên, phối ngũ theo kinh nghiệm gia truyền và nghiên cứu y học hiện đại, được Bộ Y tế chứng nhận công dụng củng cố sức khỏe xương khớp một cách an toàn mà vẫn đảm bảo chất lượng, không gây tác dụng phụ. Cụ thể:
Thảo Linh Tiên - Một sản phẩm của Dược Bình Đông
Uy linh tiên: Chữa phong thấp, đau nhức gân xương
Phòng phong: Giảm đau nhức các khớp, hỗ trợ điều trị phong thấp
Độc hoạt: Trị tê thấp, tay chân co mỏi tê thấp, lưng gối nặng và đau nhức
Tục đoạn: Chữa đau lưng, mỏi gối, mạnh gân cốt, giảm đau
Tần giao: Trừ phong thấp, dưỡng huyết bổ gân
Thạch hộc: Giảm đau, chữa đau lưng, chân tay nhức mỏi, làm thuốc bổ ngũ tạng
Phá Cố Chỉ: Giảm đau nhẹ
Thảo Linh Tiên còn được sử dụng trong mục đích điều trị các chứng phong tê thấp, thoái hóa khớp, chân tay tê cứng, ra mồ hôi tay chân, người bị viêm đa khớp. Sản phẩm được bào chế dưới dạng cao lỏng, dễ uống, trước khi dùng cần lắc nhẹ, nên sử dụng trước hoặc sau bữa ăn trong vòng 30 phút để có hiệu quả tốt nhất. Dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 30ml.
Thạch hộc là vị thuốc quý, tuy nhiên để sử dụng hiệu quả và tránh tác dụng phụ, quý độc giả cần có sự thăm khám và kê đơn của thầy thuốc, chứ không nên tự ý sử dụng.
Cà gai leo là cây thuốc đặc biệt cấp quốc gia, đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan hiệu quả. Vậy dùng cà gai leo mỗi ngày có thực sự tốt?
02/11/2020
Xích thược và bạch thược về công dụng trị liệu gần giống nhau và đều được dùng để trừ đờm, chữa ho, dưỡng huyết, giảm đau, nhuận gan…
06/10/2020
Tần giao có vị đắng, cay the, tính bình, không độc, được sử dụng vào việc điều trị các bệnh lý phong tê thấp, lao, gân cơ co quắp, rét…
06/10/2020
Từ xa xưa cam thảo đã là một vị thuốc khá quen thuộc với nhiều người, vì nó có tác dụng bồi bổ, tăng trọng lượng của cơ thể, duy trì sức khỏe dẻo dai.
06/10/2020
Thay vì sử dụng kháng sinh để trị ho, nhiều người lại tận dụng hoa đu đủ đực để giải trừ bệnh
05/10/2020
Đảng sâm là vị thuốc quý được ví như nhân sâm, vì có thể thay thế cho thần dược này ở nhiều bài thuốc kinh điển. Hơn nữa, Đẳng sâm lại dễ kiếm, giá thành thấp, chỉ bằng độ 1/10 nhân sâm.
23/09/2020