Liên hệ

Zalo
 

Công dụng và các bài thuốc từ dược liệu Cam thảo

Nhiều bài thuốc sử dụng cam thảo là để làm nguyên liệu chính

Cam thảovị thuốc nam giải độc gan có nhiều công dụng với sức khỏe như chữa viêm họng, viêm da, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm hô hấp trên… Đây là vị thuốc cổ xưa được dân gian tin dùng và công dụng của nó được lưu truyền cho tới ngày nay. Bài viết sau đây Dược Bình Đông sẽ giới thiệu công dụng, cách sử dụng cũng như các bài thuốc bào chế từ Cam thảo hiệu quả nhất. 

1. Giới thiệu đôi nét về Cam thảo

1.1. Mô tả Cam thảo 

Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) là rễ và thân rễ còn vỏ hoặc đã cạo lớp bần, được phơi hay sấy khô của ba loài Cam thảo Glycyrrhizae uralensis Fisch., Glycyrrhiza inflata Bat. hoặc Glycyrrhiza glabra L., họ Đậu(Fabaceae).

  • Glycyrrhiza uralensis: Rễ hình trụ thẳng hoặc hơi cong, thường dài 20 – 100 cm, đường kính  0,6 – 3,5 cm. Lớp bần ngoài rễ có màu nâu đỏ hoặc nâu xám, có nhiều vết sẹo của rễ con, các lỗ vỏ nhô lên hoặc vết nhăn. Sau khi cạo bỏ lớp bần này rễ có màu vàng  nhạt. Chất chắc, cứng, khó bẻ gãy, vết bẻ có nhiều xơ dọc, màu vàng nhạt và có tinh bột. Mặt cắt ngắn có nhiều tia tỏa ra từ trung tâm, đôi  khi có khe nứt. Mùi thơm đặc biệt, vị ngọt hơi khé. 
  • Glycyrrhiza inflata: Đoạn rễ và thân rễ hóa gỗ, đôi khi phân nhánh, chất cứng chắc, mặt ngoài màu nâu xám, thô ráp. Mặt bẻ có nhiều sợi hóa gỗ, ít tinh bột. Thân rễ thường mang nhiều chồi lớn. 
  • Glycyrrhiza glabra: Rễ và thân rễ chất khá chắc, đôi khi phân nhánh, mặt ngoài không thô ráp, chủ yếu màu nâu xám, các lỗ trên vỏ khá nhỏ.

1.2. Thu hái và chế biến Cam thảo 

Ở nước ta, cây Cam thảo được trồng thử nghiệm ở Vĩnh Phú (Tam Đảo), Hà Nội, Hải Hưng nhưng chưa phát triển rộng rãi. Thông thường với khí hậu Việt Nam, Cam thảo sẽ ra hoa sau 3 năm, tuy nhiên tỷ lệ khá thấp. Đến 5 tuổi, cây Cam thảo ra nhiều hoa và kết quả cao hơn. Mùa hoa thường là tháng 6 – 7 và mùa quả tháng 8 – 9. 

Người ta thường thu hoạch Cam thảo vào năm thứ 5, vào mùa đông khi cây tàn lụi. Lúc này rễ chắc, nặng, nhiều bột, cho chất lượng tốt. Người ta tiến hành chải sạch đất bằng bàn chải, phân loại rễ to, nhỏ và phơi khô đến khi khô được 50% thì bó lại thành bó. Sau đó phơi đầu cắt, không phơi cả rễ để vỏ giữ màu nâu đỏ. Cam thảo thường được dùng dưới dạng Sinh thảo, Chích thảo, bột Cam thảo, cụ thể như sau: 

  • Sinh thảo: Rửa sạch và đồ mềm, thái thành phiến mỏng 2mm khi còn nóng; nếu không kịp thái thì nhúng ngay vào nước lã, ủ mềm để thái dễ dàng hơn. Sau đó sấy hoặc phơi khô.
  • Chích thảo: Sau khi sấy khô, đem tẩm mật (cứ 1kg Cam thảo phiến thì dùng 200g mật, pha thêm 200ml nước đun sôi), tẩm rồi sao vàng thơm. Nếu dùng ít thì có thể cắt thành khúc 5 – 10cm, cuộn vài lần giấy bản rồi nhúng qua nước cho đủ ướt, vùi vào tro nóng. Đến khi giấy khô hơi xém thì bỏ giấy và thái lát mỏng. 
  • Bột Cam thảo: Cạo sạch vỏ ngoài, thái thành miếng tròn, sấy khô rồi tán thành bột mịn vừa. Bảo quản trong thùng kín và để nơi khô ráo. 
Hình ảnh cây cam thảo sau khi đã chế biến
Cam thảo được bào chế thành nhiều dạng khác nhau

2. Công dụng của Cam thảo

Cam thảo là vị thuốc thông dụng trong Đông y và Tây y, nghiên cứu đã chứng minh trong Cam thảo có chứa những chất giúp làm giảm sưng, giảm viêm, bồi bổ cơ thể,… 

2.1. Theo Tây y

Theo những nghiên cứu lâm sàng, cây Cam thảo có chứa hơn 300 hợp chất khác nhau, mang tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ. Một số lợi ích đối với sức khỏe theo y học hiện đại đó là: 

  • Điều trị viêm da và nhiễm trùng: Trên tạp chí Nghiên cứu Dược phẩm Iran đã đăng tải về tác dụng chống vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng da của hoạt chất Glycyrrhiza glabra có trong rễ cây Cam thảo. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra Cam thảo có khả năng kháng khuẩn, chống lại vi khuẩn Staphylococcus aureus giúp cải thiện bệnh chốc lở, viêm nang lông và viêm mô tế bào. 
  • Điều trị viêm loét dạ dày: Rễ cây Cam thảo có hoạt chất chống oxy hóa glabridin và glabren, có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau, làm lành vết loét dạ dày. Chúng còn có công dụng giảm thiểu triệu chứng của bệnh đau dạ dày như buồn nôn, ợ nóng. Mặt khác, chiết xuất từ cây Cam thảo có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày.
  • Điều trị viêm gan C: Hoạt chất glycyrrhizin có trong cây Cam thảo có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm giúp điều trị viêm gan C. Ngoài ra, chất này còn có tác dụng giải độc và bảo vệ gan khỏi sự phá hủy của Carbon tetrachloride.
  • Ngoài ra, Cam thảo còn có khả năng chữa sâu răng, điều trị viêm họng, chỉ khát hóa đờm, chống co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa và tác dụng với nội tiết tố.

2.2. Theo Đông y 

Trong Y học cổ truyền, Cam thảo là vị thuốc phổ biến, được sử dụng trong nhiều bài thuốc có công dụng thanh nhiệt giải độc, giảm ho lui suyễn, bổ tỳ ích khí. Công dụng của Cam thảo được thể hiện như sau: 

  • Tính vị: vị ngọt, tính bình và không chứa độc.
  • Quy kinh: kinh Tỳ Vị, Tâm và Phế.
  • Công dụng: Giúp giải độc, kiên gân, nội lực và trưởng cơ nhục; tác dụng lợi khí huyết, hạ chí, chỉ khát, ôn trung và thông kinh mạch; định phách, ích tinh, dưỡng khí, thông cửu khiếu, lợi bách mạch và an hồn.
  • Chủ trị: Chỉ thống, chỉ khái và thanh nhiệt.
Nhiều bài thuốc sử dụng cam thảo là để làm nguyên liệu chính
Vị thuốc cam thảo sử dụng trong nhiều bài thuốc

3. Gợi ý một số bài thuốc từ Cam thảo

Cam thảo có rất nhiều công dụng với sức khỏe con người, vì thế Cam thảo được sản xuất đa dạng dưới dạng viên nhai, viên nang, chiết xuất lỏng hoặc bột. Tùy vào mục đích y học, người bệnh có thể sử dụng Cam thảo theo nhiều cách. Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh từ Cam thảo: 

3.1. Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày 

Thêm cao lỏng chiết xuất từ Cam thảo vào đồ uống hoặc đồ uống nóng. Dùng mỗi ngày 4 lần, mỗi lần khoảng 15ml. Sử dụng liên tục trong vòng 6 ngày sẽ giúp cải thiện bệnh đáng kể.

3.2. Điều trị ho lao, ho lâu ngày không khỏi

  • Chuẩn bị: 4g Cam thảo nướng rồi tán thành bột
  • Cách dùng: Hòa tan cùng nước ấm và uống ngày 3 – 4 lần 

3.3. Chữa viêm họng 

  • Chuẩn bị: 10g Cam thảo sống
  • Cách dùng: Hãm cùng nước sôi. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần và uống liên tục cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm. 

3.4. Chữa ngộ độc, mụn nhọt 

Sử dụng cao mềm Cam thảo, uống mỗi ngày 1 – 2 thìa cà phê. Dùng trong vòng vài ngày sẽ giúp giải độc và giảm sưng mụn. 

3.5. Bài thuốc điều trị Viêm mũi dị ứng do Phong hàn

  • Chuẩn bị: 6g Bạch giới tử, 6g Quế chi, 5g Can khương, 10g Phòng phong, 10g Bạch truật, 10g Bạch thược, 10g Lộc giác giao, 10g Ngũ vị tử, 3g Cam thảo, 3g Chích ma hoàng, 10 – 15g Chích kỳ, 1 – 3g Tế tân.
  • Cách dùng: Đem sắc chung tất cả các dược liệu trên lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 1 thang và chia đều uống 2 lần.

3.6. Chữa đau thắt lưng, mỏi khớp gối 

  • Chuẩn bị: 20-30g thân cành của cây Đinh lăng kết hợp cùng cây Cam thảo đất, rễ cây Xấu hổ, Cúc tần.
  • Cách dùng: Sắc lấy nước, chia thành 3 lần uống trong ngày.

4. Một số lưu ý khi sử dụng Cam thảo

Cam thảo là vị thuốc an toàn với người sử dụng. Tuy nhiên nó cũng có những tác dụng phụ như suy nhược, cao huyết áp, mất kinh nguyệt ở phụ nữ,… nếu như sử dụng hàng ngày. Một số lưu ý khi sử dụng Cam thảo đó là: 

  • Không nên lạm dụng Cam thảo, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng đặc biệt là với những người có bệnh nền. 
  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng Cam thảo. 
  • Người bị cao huyết áp, huyết áp không ổn định; người bị táo bón lâu ngày; người cao tuổi; người bị viêm phế quản, ho nhiều,… là những đối tượng không nên dùng Cam thảo. 
  • Nên sử dụng Cam thảo đúng liều lượng, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thể dục thường xuyên để phát huy được tối đa công dụng. 
  • Khi muốn kết hợp Cam thảo và một vị thuốc giải độc gan khác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ có kiến thức chuyên môn và nắm được tình trạng sức khỏe của bạn để đưa ra quyết định tốt nhất về liệu pháp kết hợp để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả.

5. Tổng kết

Cam thảo có rất nhiều tác dụng hữu ích trong điều trị bệnh, là loại thảo dược quý với sức khỏe con người. Tuy vậy, người bệnh cũng nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng, tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. 

Ngoài các bài thuốc uống từ Cam thảo, người bệnh cũng có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có chiết xuất từ Cam thảo. Một trong số những sản phẩm có thành phần Cam thảo được đánh giá cao trên thị trường đó chính là Long Đởm Giải Độc Gansản phẩm bảo vệ sức khỏe gan này giúp thanh nhiệt, giải độc, chữa nóng trong, tăng cường chức năng gan. Sản phẩm là sự kết hợp giữa các thành phần thiên nhiên gồm Cam Thảo, Diệp Hạ Châu, Chi Tử, Sinh Địa, Atiso, Nhân Trần, Hoàng Cầm, Long Đởm Thảo, Đại Hoàng, Sài Hồ. Long Đởm Giải Độc Gan là giải pháp hiệu quả cho mọi đối tượng giúp giảm nóng trong, mẩn ngứa, mụn nhọt. Sản phẩm đạt chứng nhận an toàn từ Bộ Y tế, đạt chuẩn GMP. 

Hình ảnh giới thiệu về thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe Long đởm giải độc gan
Sản phẩm Long Đởm Giải Độc Gan

Long Đởm Giải Độc Gan thuộc công ty Dược Bình Đông – thương hiệu với hơn 70 năm sản xuất các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập website Dược Bình Đông hoặc liên hệ hotline 028.39.808.808.

Thiên môn bổ phổi giảm ho lao
Đánh giá bài viết này
0 / 5

Your page rank:

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)