Liên hệ

Zalo
 

Những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc điều trị lao phổi

Thuốc trị lao phổi

Lao phổi là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Để ngăn chặn sự phát triển bệnh, người bệnh cần đặc biệt tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị lao phổi. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh thường gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Vậy những tác dụng đó có nguy hiểm không và cần lưu ý những gì khi sử dụng thuốc điều trị lao phổi? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết bên dưới, các bạn hãy cùng Dược Bình Đông theo dõi nhé!

1. Bệnh lao phổi là gì?

Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp do vi khuẩn lao thuộc họ Mycobacterium Tuberculosis tấn công chủ yếu vào phổi của người bệnh. Căn bệnh này rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis là loại vi khuẩn hiếu khí sống trong môi trường có nhiều oxy. Chính vì thế mà chúng thường tập trung nhiều ở phổi, đặc biệt là ở trong các hang lao có phế quản thông.

2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh lao phổi?

  • Do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra bệnh lao. Vi khuẩn này lây nhiễm qua đường hô hấp từ người này sang người kia.
  • Do thường xuyên hoạt động trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, những nơi ẩm ướt tối tăm. Đó là điều kiện thích hợp để vi khuẩn lao phát triển mạnh mẽ.
  • Do nói chuyện, tiếp xúc gần với người mắc bệnh hoặc tiếp xúc với chất thải có chứa vi khuẩn lao như đờm, nước bọt khi ho, hắt hơi,…
  • Do ăn phải thực phẩm đã bị nhiễm vi khuẩn lao hoặc tiếp xúc với thú cưng nhiễm lao. Khi chăm sóc thú bị chúng cào xước cũng có nguy cơ mắc lao da, lao ống tiêu hóa, lao dạ dày,…
Thuốc trị lao phổi
Bệnh lao phổi do vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis gây nên

3. Gợi ý các loại thuốc điều trị bệnh lao phổi

Hiện nay, có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị lao phổi. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc sẽ có những cơ chế tác dụng trên trực khuẩn lao khác nhau. Vì thế, trong phác đồ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, những loại thuốc này sẽ không sử dụng đơn độc mà cần kết hợp nhiều loại thuốc khác để đạt hiệu quả tốt nhất. Sau đây là tổng hợp 5 nhóm thuốc điều trị lao phổi phổ biến: 

3.1. Thuốc điều trị lao phổi Rifampicin (RIF)

Đây là một trong những loại thuốc điều trị lao phổi phổ biến nhất hiện nay và dung nạp tốt ở hầu hết các bệnh nhân với liều lượng được khuyến cáo. Rifampicin là kháng sinh bán tổng hợp thuộc họ Rifamycin và có hoạt tính diệt khuẩn chống lại các chủng Mycobacterium gây bệnh lao.

Liều lượng chỉ định sử dụng Rifampicin đối với mỗi bệnh nhân không giống nhau. Do đó, trước khi kê đơn thuốc, các bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá tình trạng sức khỏe và tùy vào độ tuổi để chỉ định liều dùng thuốc tương ứng.

Liều dùng thông thường cho người lớn và trẻ em: 10 mg/kg/ngày và tối đa 600 mg/24 giờ, ngày dùng 1 lần hoặc 2 – 3 lần/tuần.

Rifampicin chống chỉ định với các đối tượng dị ứng với Rifampicin hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào khác có trong công thức thuốc.

3.2. Thuốc điều trị lao phổi Isoniazid 

Isoniazid được xem là một trong những loại thuốc điều trị lao phổi mạnh nhất. Cho đến nay, cơ chế tác động của loại thuốc này lên vi khuẩn lao vẫn chưa được công bố cụ thể. Nhưng có thể tạm kết luận, Isoniazid có khả năng ức chế tổng hợp acid mycolic, một thành phần quan trọng cấu tạo nên thành tế bào kháng được vi khuẩn lao.

Khi điều trị lao cấp tính, thuốc Isoniazid sẽ được sử dụng kết hợp với một số loại thuốc kháng lao khác theo sự chỉ định của bác sĩ.

Thuốc điều trị lao phổi Isoniazid dưới dạng viên 50, 100, 300mg. Liều dùng cho trẻ em 10-20 mg/kg, người lớn là 5 mg/kg và tối đa 300 mg/24h.

3.3. Thuốc điều trị lao phổi Pyrazinamid

Thuốc Pyrazinamide được biết đến là loại thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh lao phổi và các triệu chứng của bệnh lao ngoài phổi.

Liều dùng thông thường cho người lớn và trẻ em: 30-40 mg/kg thể trọng, uống 3 ngày trong 1 tuần; 40-50 m/kg thể trọng, uống 2 ngày trong 1 tuần.

Để đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ đúng theo liều dùng do bác sĩ chỉ định.

3.4. Thuốc điều trị lao phổi Streptomycin 

Streptomycin là một loại kháng sinh aminoglycoside có thể tiêu diệt vi khuẩn lao đa kháng thuốc bằng cách ngăn chặn sự phát triển của các loại protein thiết yếu cho sự sống của vi khuẩn.

Liều dùng thuốc trị lao phổi Streptomycin: Tiêm bắp với liều lượng 15 mg thuốc/kg/ngày (liều lượng tối đa là 1g thuốc) hoặc tiêm từ 25 – 30 mg thuốc/kg dùng cho 2 hoặc 3 lần hàng tuần (liều lượng tối đa là 1,5g thuốc).

3.5. Thuốc điều trị lao phổi Ethambutol 

Ethambutol là một loại thuốc kháng sinh có cơ chế hoạt động bằng cách ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn lao. Thuốc Ethambutol được sử dụng kết hợp với một số loại thuốc khác để điều trị bệnh ho lao.

Liều dùng cho người lớn và trẻ em ≥ 6 tuổi: 15mg/kg thể trọng, uống 1 lần; liều cách quãng 45mg/kg thể trọng, tuần dùng 2 lần hoặc 30mg/kg thể trọng, tuần dùng 3 lần.

4. Những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc điều trị lao phổi

  • Rifampicin chỉ gây tác dụng bất lợi trên khoảng 4% bệnh nhân. Khi dùng thuốc, nước tiểu và các dịch tiết của cơ thể (như nước bọt, mồ hôi, nước mắt,…) có thể sẽ có màu đỏ nâu hoặc da cam nhưng không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của người bệnh. Những tác dụng phụ không mong muốn thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa bao gồm buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, ợ chua, đầy hơi nhưng thường nhẹ.
  • Isoniazid thường sẽ gây tác dụng phụ như viêm gan, viêm dây thần kinh ngoại vi và các tác dụng đến hệ tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, đau thượng vị.
Thuốc trị lao phổi
Đau bụng là tác dụng phụ phổ biến của các loại thuốc điều trị lao phổi
  • Thuốc điều trị lao phổi Pyrazinamid có thể gây độc cho gan và do phụ thuộc vào liều dùng. Ngoài ra, thuốc còn làm tăng acid uric huyết và gây ra tình trạng đau các khớp xương.
  • Tác dụng phụ của thuốc Streptomycin bao gồm các phản ứng tại chỗ như đau tại nơi tiêm, kích ứng, chảy máu, chai cứng hoặc gây hoại tử mô mỡ dưới da tại nơi tiêm, áp xe vô khuẩn tại nơi tiêm. Ngoài ra có thể gây ra tình trạng giảm thính lực, ban da, mày đay, dị cảm mặt.
  • Ethambutol rất ít gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Thông thường, loại thuốc này có thể gây sốt, đau khớp. Tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của Ethambutol là viêm dây thần kinh thị giác, giảm thị lực có thể xảy ra ở 1 – 6% bệnh nhân, mất khả năng phân biệt màu xanh hoặc đỏ.

5. Làm thế nào để hạn chế tác dụng phụ của thuốc điều trị lao phổi?

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, tuân thủ điều trị, thăm khám thường xuyên và tái khám đúng hẹn là điều quan trọng nhất để hạn chế tác dụng phụ do thuốc điều trị lao phổi. 
  • Tránh sử dụng rượu bia hoặc kiêng ăn trong thời gian sử dụng thuốc. Không nên bỏ dùng các thuốc điều trị bệnh mãn tính khác, ví dụ: thuốc tiểu đường, thuốc huyết áp,…
  • Hãy trao đổi với bác sĩ khi có nhu cầu sử dụng thêm các thuốc kể cả các thuốc giảm đau, chống viêm. Bởi các thuốc điều trị lao phổi có thể tương tác với nhiều loại thuốc gây ra các tác dụng không mong muốn.
  • Người bệnh cần kiêng ăn các đồ cay nóng, tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích. Đồng thời cần chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường sống. Bệnh nhân không được khạc nhổ bừa bãi để tránh sự lây lan của trực khuẩn lao.
  • Dinh dưỡng của người bệnh lao phổi cũng cần được tham khảo sự tư vấn của bác sĩ điều trị trực tiếp, bởi chính bác sĩ là người nắm rõ tình trạng bệnh nhất và có những lời khuyên xác thực nhất cho ăn uống kết hợp điều trị bệnh hiệu quả.
  • Bên cạnh việc chăm sóc, chế độ dinh dưỡng thì thuốc bổ chính là giải pháp tiếp theo cần thiết hỗ trợ cho người lao phổi. Chúng ta cần tìm hiểu dược liệu Đông y để tìm nhóm thuốc phù hợp cho căn bệnh này.
  • Đặc biệt những người lớn tuổi rất dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch kém, nên cố gắng chăm sóc sức khỏe thật tốt, ăn uống đủ chất, bổ sung thêm sản phẩm thuốc bổ phổi cho người già để có lá phổi hoàn hảo.

Song song với việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ nhằm tăng cường sức khỏe của phổi. Thiên Môn Bổ Phổi của công ty TNHH Dược Bình Đông là sản phẩm đang được nhiều người tin dùng trên thị trường hiện nay. Sản phẩm này được kế thừa tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam với sự phối hợp của các thảo dược như Thiên môn đông, Bạc hà, Trần bì, Bách bộ, Tang bạch bì, Bình vôi, Gừng, Kinh giớiAtiso,… với công dụng bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho phổi, giải độc phổi, ngăn chặn các chất độc từ ngoài môi trường xâm nhập vào phổi và hỗ trợ đắc lực trong quá trình khôi phục các tế bào nang phổi đã bị tổn thương. Đồng thời sản phẩm còn giúp giảm ho khan, ho có đờm, bệnh ho lâu ngày không khỏi, ho kích ứng về đêm… cực kỳ hiệu quả.

Hình ảnh về sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên môn bổ phổi giúp điều trị ho hiệu quả
Thiên Môn Bổ Phổi thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp tăng cường sức khỏe cho phổi

6. Tóm lược

Lao phổi là một trong những bệnh viêm đường hô hấp dưới phổ biến nhất hiện nay. Khi mắc bệnh, bạn cần dùng thuốc điều trị lao phổi đúng cách theo chỉ định của bác sĩ để có kết quả tích cực và đảm bảo an toàn. Bất cứ loại thuốc điều trị lao phổi nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung những thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Thiên Môn Bổ Phổi để tăng cường sức khỏe cho phổi và giúp phổi khỏe mạnh hơn, từ đó hỗ trợ điều trị lao phổi hiệu quả. Sản phẩm này luôn được công ty Dược Bình Đông nghiên cứu không ngừng nhằm mang đến cho khách hàng giải pháp tốt nhất cho sức khỏe. Hãy liên hệ ngay qua hotline: 028 39 808 808 hoặc gửi yêu cầu về email: info@binhdong.vn để được tư vấn nhanh nhất có thể.

7. Tổng kết thông tin về thuốc điều trị lao phổi

Phần trả lời: Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
  • Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.
Dưới đây là cầu trả lời:
  • Do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra bệnh lao. Vi khuẩn này lây nhiễm qua đường hô hấp từ người này sang người kia.
  • Do thường xuyên hoạt động trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, những nơi ẩm ướt tối tăm. Đó là điều kiện thích hợp để vi khuẩn lao phát triển mạnh mẽ.
  • Do nói chuyện, tiếp xúc gần với người mắc bệnh hoặc tiếp xúc với chất thải có chứa vi khuẩn lao như đờm, nước bọt khi ho, hắt hơi,…
  • Do ăn phải thực phẩm đã bị nhiễm vi khuẩn lao hoặc tiếp xúc với thú cưng nhiễm lao. Khi chăm sóc thú bị chúng cào xước cũng có nguy cơ mắc lao da, lao ống tiêu hóa, lao dạ dày,…
Dưới đây là câu trả lời mời bạn theo dõi:
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, tuân thủ điều trị, thăm khám thường xuyên và tái khám đúng hẹn là điều quan trọng nhất để hạn chế tác dụng phụ do thuốc điều trị lao phổi. 
  • Tránh sử dụng rượu bia hoặc kiêng ăn trong thời gian sử dụng thuốc. Không nên bỏ dùng các thuốc điều trị bệnh mãn tính khác, ví dụ: thuốc tiểu đường, thuốc huyết áp,…
  • Hãy trao đổi với bác sĩ khi có nhu cầu sử dụng thêm các thuốc kể cả các thuốc giảm đau, chống viêm. Bởi các thuốc điều trị lao phổi có thể tương tác với nhiều loại thuốc gây ra các tác dụng không mong muốn.
  • Người bệnh cần kiêng ăn các đồ cay nóng, tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích. Đồng thời cần chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường sống. Bệnh nhân không được khạc nhổ bừa bãi để tránh sự lây lan của trực khuẩn lao.
  • Dinh dưỡng của người bệnh lao phổi cũng cần được tham khảo sự tư vấn của bác sĩ điều trị trực tiếp, bởi chính bác sĩ là người nắm rõ tình trạng bệnh nhất và có những lời khuyên xác thực nhất cho ăn uống kết hợp điều trị bệnh hiệu quả.
  • Bên cạnh việc chăm sóc, chế độ dinh dưỡng thì thuốc bổ chính là giải pháp tiếp theo cần thiết hỗ trợ cho người lao phổi. Chúng ta cần tìm hiểu dược liệu Đông y để tìm nhóm thuốc phù hợp cho căn bệnh này.
  • Đặc biệt những người lớn tuổi rất dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch kém, nên cố gắng chăm sóc sức khỏe thật tốt, ăn uống đủ chất, bổ sung thêm sản phẩm thuốc bổ phổi cho người già để có lá phổi hoàn hảo.
Thiên môn bổ phổi điều trị các vấn đề liên quan đến phổi
Đánh giá bài viết này
0 / 5

Your page rank:

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)