Liên hệ

Zalo
 

Bế kinh: Phương pháp điều trị, mẹo phòng tránh ngay tại nhà

Hình ảnh người phụ nữ bị stress trong công việc và có nguy cơ bị bế kinh

Bế kinh là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, hầu như chị em phụ nữ đã từng gặp phải một lần trong đời. Tình trạng bế kinh không chỉ gây ra bất tiện trong cuộc sống hàng ngày, mà còn tiềm ẩn nguy hiểm về sức khỏe sinh sản. Việc hiểu rõ bệnh lý này có thể giúp chị em chủ động điều trị cũng như phòng tránh hiệu quả. Bài viết dưới đây Dược Bình Đông sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về bế kinh.

1. Đôi nét về triệu chứng bế kinh

1.1. Bế kinh là gì? 

Bế kinh hay còn được gọi là tắc kinh hoặc mất kinh, một trong những dấu hiệu tương đối phổ biến của rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Bế kinh là tình trạng máu kinh không thể thoát ra ngoài thay vì người bình thường kinh nguyệt vẫn được bài xuất hàng tháng. Tình trạng này chỉ xảy ra ở những người đã có kinh được một thời gian rồi biến mất.

Hình ảnh người phụ nữ đang ra tín hiệu cầu cứu
Tình trạng bế kinh là gì?

Thông thường, bế kinh được chẩn đoán khi thời gian mất kinh kéo dài từ 3 tháng liên tiếp trở lên. Tuy nhiên, tình trạng bế kinh ở mỗi người là khác nhau do cơ địa từng người. Có người mất kinh trong 3 tháng, 6 tháng và cũng có người mất kinh đến 1 năm hoặc hơn. Một số trường hợp mất kinh lặp đi lặp lại cho đến tuổi mãn kinh.

1.2. Các triệu chứng thường gặp của tình trạng bế kinh

Khi chị em phụ nữ bị bế kinh thường có các biểu hiện, triệu chứng như sau:

  • Vùng bụng dưới đau và xảy ra đều đặn hàng tháng, mỗi lần đau kéo dài từ 3 – 4 ngày, rồi trở lại bình thường. Mỗi lần đau sẽ tăng dần mức độ đau, 5 – 6 lần đau như vậy sẽ xuất hiện một khối ở trên xương mu, nhiều khi gây đau căng, quằn quại.
  • Da bị nám, sạm màu và khô là dấu hiệu ban đầu của bế kinh. Tuy nhiên, nhiều người bỏ qua vì nghĩ đây chỉ là vấn đề về da và không biết rằng là kinh nguyệt của mình đang sắp gặp vấn đề lớn.
  • Những phụ nữ bế kinh thường sẽ gặp với tình trạng rụng lông tại vùng kín và nách. Tuy nhiên, nếu tình trạng bế kinh do bệnh lý (nếu có khối u) phụ nữ mọc nhiều lông hơn bình thường.
  • Vòng 1 bị teo nhỏ đi so với bình thường. Điều này do các hormone hoạt động không hiệu quả trong buồng trứng.
  • Tình trạng bế kinh thường đi kèm với các triệu chứng khác như mệt mỏi, tâm lý bất an, cáu gắt, chán ăn, mất ngủ, trí nhớ kém,… Điều này dễ khiến chị em không còn hứng thú, giảm ham muốn khi “yêu”.

1.3. Phân loại bế kinh

Theo các chuyên gia sức khỏe, bế kinh được chia thành 2 dạng: nguyên phát và thứ phát.

  • Bế kinh nguyên phát: Tuổi dậy thì ở nữ giới hiện nay thường bắt đầu từ độ tuổi 14 – 16. Nếu qua độ tuổi này chưa có kinh nguyệt rất có thể chị em đã mắc phải tình trạng bế kinh nguyên phát. Thông thường, phải đến khi được 17 – 18 tuổi, những người bị bế kinh nguyên phát mới có kinh nguyệt lần đầu.
  • Bế kinh thứ phát: Đây là tình trạng chị em đang có kinh nguyệt bình thường nhưng đột ngột mất kinh. Tình trạng này có thể lặp lại thường xuyên với mức độ nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể kéo dài đến khi mãn kinh.

1.4. Những ảnh hưởng của bế kinh đến sức khỏe phụ nữ

Bế kinh nếu kéo dài không được chữa trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và khả năng sinh sản của phụ nữ, cụ thể:

  • Suy giảm chất lượng cuộc sống vợ chồng: Chị em luôn trong trạng thái mệt mỏi, mất ngủ, chán nản, lo âu… ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, thậm chí dẫn tới khô hạn, lãnh cảm trong quan hệ tình dục.
  • Trầm cảm: Khi bị bế kinh do rối loạn tinh thần, phụ nữ thường xuyên có tâm trạng bất an, lo lắng và rất dễ mắc mắc bệnh trầm cảm.
  • Teo vùng kín: Bế kinh do suy buồng trứng sớm dẫn tới teo bộ phận sinh dục, lão hóa sớm, rối loạn chức năng sinh sản,…
  • Tổn thương buồng trứng: Bế kinh là do những căn bệnh liên quan đến buồng trứng, mức độ Estrogen rất kém nên buộc phải kích thích sự tăng trưởng nội mạc tử cung và gây ra tình trạng loạn sản.
  • Hội chứng Galactorrhea: Khi bế kinh kéo dài mà không điều trị có thể khiến tử cung bị teo nhỏ. Từ đó dẫn đến chứng khô máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe ở nữ giới.
  • Chức năng tuyến yên bị suy giảm: Bế kinh có thể gây suy yếu khả năng tuyến yên, khả năng cao gặp trong các trường hợp chấn thương sọ não, sau khi trị bức xạ não…
  • Vô sinh: Đây là tình trạng buồng trứng hoạt động không đúng chức năng, trứng không rụng do đó nữ giới bị bế kinh nên có nguy cơ hiếm muộn, vô sinh rất cao.

Ngoài ra, tình trạng bế kinh còn khiến phụ nữ dễ đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp, nhức đầu, chóng mặt và hơi thở bị đứt quãng.

Hình ảnh người phụ nữ bị trầm cảm
Bế kinh có thể dẫn đến vô sinh ở phụ nữ

2. Nguyên nhân dẫn đến bế kinh

Việc hiểu rõ về các triệu chứng và nguyên nhân dẫn đến bế kinh thứ phát và nguyên phát giúp chị em có phương pháp phòng ngừa và cách điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến bế kinh:

2.1. Nguyên nhân nguyên phát

Nguyên nhân gây bế kinh nguyên phát thường do các dị tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục của phụ nữ. Các dị tật này gồm tử cung nhi hóa hoặc không có tử cung; thiểu năng hoạt động nội tiết của tuyến giáp, tuyến yên, hoặc buồng trứng. Ngoài ra, suy dinh dưỡng bẩm sinh cũng khiến hệ sinh sản của chị em phát triển chậm dẫn đến nguy cơ trễ kinh, bế kinh,…  

2.2. Nguyên nhân thứ phát

Một trong số nguyên nhân thứ phát gây nên tình trạng bế kinh do các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản của phụ nữ, có thể kể đến:

  • Rối loạn nội tiết: Tình trạng này ảnh hưởng quá trình phát triển trứng, khiến trứng bị rối loạn không phóng noãn được, dẫn đến không có kinh, bế kinh. Những tác nhân gây rối loạn nội tiết tố nữ thường gặp đó là thừa cân, căng thẳng, mất ngủ, cân nặng thay đổi đột ngột,…
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: Đây hiện tượng buồng trứng có nhiều nang trứng và kích thước của chúng thường nhỏ hơn 10mm. Nếu không có nang nào phát triển đủ kích thước để phóng noãn, quá trình rụng trứng bị ngăn cản và dẫn đến bế kinh.
  • Tình trạng suy giảm chức năng buồng trứng sớm: Lúc này nồng độ FSH huyết thanh tăng cơ bản, gây ra rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, mất kinh. Phụ nữ sẽ không có con trong nhiều năm, được chẩn đoán giảm khả năng thụ thai.
  • U xơ tử cung: Đây là khối u nhỏ lành tính phát triển ở thành tử cung, không gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Những khối u có kích thước lớn sẽ gây cản trở quá trình thụ thai, nên cần tiến hành thủ thuật cắt bỏ. 
  • Viêm nhiễm đường sinh dục: Tình trạng nhiễm khuẩn này xảy ra sau sinh, sau nạo phá thai, viêm niêm mạc tử cung, u xơ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, bệnh lý tuyến yên… gây tắc kinh, bế kinh, không có kinh.

2.3. Nguyên nhân khác

Bên cạnh nguyên nhân nguyên phát và thứ phát thì bế kinh có thể hình thành bởi các yếu tố khác, như là:

  • Lối sống không lành mạnh: Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, sinh hoạt không khoa học và hút thuốc rất dễ khiến chỉ khối cơ thể xuống thấp, suy nhược cơ thể. Điều này khiến hormone nội tiết tố tiết ra không đồng đều làm cho chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng, gây tắc kinh.
  • Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài: Nếu phải chịu áp lực trong một thời gian dài, có thể khiến cho chức năng của hai thùy dưới não bị suy giảm, làm buồng trứng không rụng trứng và nội tiết tố nữ bị thay đổi khiến chị em bị bế kinh.
  • Tập luyện quá mức hoặc không đủ: Nếu làm việc quá nặng nhọc, hay tập thể dục quá sức sẽ khiến hormone nội tiết tố của chị em sẽ bị mất cân bằng, dẫn đến tắc kinh và bế kinh.
  • Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột: Cân nặng đột ngột thay đổi cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lý cũng như chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Điển hình là giảm cân quá nhanh khiến cơ thể không thích ứng kịp. Điều này suy giảm quá trình sản xuất Estrogen cần thiết cho chu kỳ kinh, dẫn đến chậm kinh và tắc kinh.
Hình ảnh người phụ nữ bị stress trong công việc và có nguy cơ bị bế kinh
Chịu áp lực, căng thẳng kéo dài cũng có thể dẫn tới bế kinh

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng kinh nguyệt của phụ nữ, có thể kể đến như:

  • Sử dụng thuốc chứa Progesterone và Estrogen trong thuốc tránh thai hay thuốc điều trị trầm cảm, thuốc hỗ trợ tim mạch,…
  • Tình trạng bế kinh hay gặp ở độ tuổi dậy thì và tiền mãn kinh, do nội tiết tố thay đổi nhiều.
  • Rối loạn ăn uống như ăn kiêng quá mức, kén chọn, biếng ăn khiến cân nặng thay đổi đột ngột dẫn đến nội tiết tố mất cân bằng, gây tắc kinh.

3. Hướng dẫn đánh giá

Để đánh giá tình trạng bệnh và nguyên nhân chính xác gây bế kinh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành các phương pháp chẩn đoán sau đây:

  • Khai thác tiền sử bệnh án của người bệnh và khám lâm sàng: Phụ khoa và ngực.
  • Thử thai: Xét nghiệm hCG nước tiểu, beta hCG huyết thanh.
  • Làm các xét nghiệm máu, bao gồm: 
    • Đo lượng hormone TSH để kiểm tra chức năng tuyến giáp. 
    • Đo lượng hormone FSH để kiểm tra chức năng buồng trứng. 
    • Đo nồng độ hormone prolactin để xác định dấu hiệu của khối u tuyến yên. 
    • Đo nồng độ nội tiết tố nam khi có hiện tượng giọng nói trầm và rậm lông.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra khối u tuyến yên.
  • Siêu âm, nội soi, chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp X-quang để kiểm tra cổ tử cung, buồng trứng và thận.

4. Điều trị & chăm sóc

Căn cứ vào kết quả kiểm tra lâm sàng và xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như đưa ra được phương pháp điều trị và chăm sóc hiệu quả. Dưới đây là một số cách điều trị bế kinh phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo:

4.1. Phương pháp Tây Y

Các can thiệp y khoa có thể là sử dụng thuốc đặc trị hoặc phẫu thuật. Những biện pháp này thường áp dụng cho các trường hợp bế kinh do có dị tật cơ quan sinh dục hoặc xuất phát từ bệnh lý. Tùy vào nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị thích hợp để điều hòa kinh nguyệt.

Phương phấp điều trị bế kinh bằng thuốc tây
Phương pháp điều trị bế kinh, tắc kinh

4.2. Phương pháp Đông y

Bên cạnh các phương pháp Tây y, các bài thuốc Đông y chữa bế kinh rất hiệu quả nên được nhiều chị em quan tâm. Bởi các bài thuốc này đều có nguồn gốc từ các dược liệu quý trong tự nhiên nên rất an toàn và giúp điều hòa kinh nguyệt, bổ máu, lưu thông khí huyết. Sau đây, Dược Bình Đông tổng hợp một số bài thuốc phổ biến bạn có thể tham khảo:

Chữa bế kinh do thiếu máu:

  • Bài 1: 20g Đảng sâm, 16g Hoài sơn, 16g Ý dĩ, 16g Ích mẫu, 12g Bạch truật, 12g Thục địa, 12g Kỷ tử, 12g Kê huyết đằng, 12g Hà thủ ô, 12g Ngưu tất. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài 2: 16g Thục địa, 16g Đảng sâm, 12g Bạch thược, 8g Hoàng kỳ, 8g Đương quy, 8g Xuyên khung. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài 3: 16g Thục địa, 16g Cỏ nhọ nồi, 12g Kỷ tử, 12g Sa sâm, 12g Ích mẫu, 12g Long nhãn, 12g Hà thủ ô. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa bế kinh do ăn uống không điều độ, lao động quá sức gây thiếu máu:

  • Bài 1: 12g Hoàng kỳ, 12g Đảng sâm, 12g Bạch truật, 8g Ngưu tất, 8g Bạch thược, 8g Đan sâm, 8g Đương quy, 8g Sài hồ, 8g Thăng ma, 6g Trần bì, 4g Cam thảo. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài 2: 12g Thục địa, 12g Hoàng kỳ, 12g Long nhãn, 12g Đảng sâm, 8g Bạch truật, 8g Đương quy, 8g Phục linh, 8g Mộc hương, 8g Táo nhân, 8g Đại táo, 8g Xuyên khung, 8g Bạch thược, 6g Viễn chí. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa bế kinh do lo âu quá mức, do các bệnh mạn tính hoặc sau các bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn gây thiếu máu:

  • Bài 1: 40g Tục đoạn, 40g Rạch lan, 20g Ngưu tất, 20g Bá tử nhân, 15g Thục địa, 12g Đương quy. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài 2: 240g Bạch thược, 80g Hoàng kỳ, 80g Thục địa, 80g Cam thảo, 80g Đương quy, 80g Bán hạ chế, 80g Phục linh, 80g Ngũ vị tử, 80g A giao, 80g Sa sâm. Đem tất cả các vị tán thành bột mịn, ngày uống 12 – 20g.

Chữa bế kinh do bị lạnh:

  • Bài 1: 12g Đan sâm, 12g Ngưu tất, 10g Xuyên khung 10g, 8g Bạch chỉ, 8g Uất kim, 8g Quế chi, 8g Tía tô, 8g Nga truật. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài 2: 12g Ngưu tất, 12g Đảng sâm,8g Đương quy, 8g Bạch thược, 8g Quế chi, 8g Nga truật, 8g Ban bì, 8g Xuyên khung, 4g Cam thảo. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa bế kinh do đàm thấp gây tăng cân, béo phì:

  • Bài 1: 16g Đảng sâm, 12g Ý dĩ, 12g Đan sâm, 8g Hương phụ, 8g Nga truật, 8g Bán hạ chế, 8g Trần bì, 8g Chỉ xác, 8g Uất kim. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài 2: 12g Bạch truật, 8g Thương truật, 8g Trần bì, 8g Nam tinh (củ chóc) chế, 8g Chỉ xác, 8g Hương phụ, 8g Bán hạ chế, 4g Chích thảo. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa bế kinh do huyết ứ:

  • Bài 1: 16g Ích mẫu, 12g Ngưu tất, 8g Đào nhân, 8g Hương phụ, 8g Uất kim, 8g Gai bồ kết. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài 2: 12g Ngưu tất, 8g Đương quy, 8g Xuyên khung, 8g Xích thược, 8g Hương phụ, 8g Đào nhân, 8g Đan sâm, 8g Huyền hồ, 8g Hồng hoa, 8g Trạch lan. Sắc uống ngày 1 thang.

4.3. Phương pháp tại nhà

Để có thể cải thiện tình trạng bế kinh, phụ nữ hãy chủ động:

  • Xây dựng chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, lối sống sinh hoạt lành mạnh.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Giữ tinh thần trong trạng thái luôn thoải mái, tránh căng thẳng.
  • Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp ổn định hormone sinh dục nữ, hỗ trợ ngăn ngừa chứng đa nang buồng trứng, tăng cường hệ miễn dịch,…
  • Sử dụng các bài thuốc dân gian có các dược liệu như Ích mẫu, Gừng, Cam thảo… để khắc phục tình trạng tắc kinh hiệu quả. 

5. Bí kíp phòng tránh tình trạng bế kinh hiệu quả

Để nâng cao sức khỏe phòng tránh bệnh tật cũng như phòng tránh tình trạng bế kinh và cân bằng chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:

  • Đi khám sức khỏe, phụ khoa định kỳ ít nhất 2 lần/năm để chủ động phát hiện sớm các bất thường ở cơ quan sinh dục và có cách xử lý kịp thời.
  • Không tự ý mua thuốc trị các bệnh phụ khoa mà không có toa thuốc của bác sĩ.
  • Giữ vệ sinh, chăm sóc vùng kín sạch sẽ và khô thoáng.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung nhiều rau củ quả, nhất là các thực phẩm giàu vitamin E, các loại ngũ cốc, đu đủ, đậu hũ… và các loại thực phẩm chứa nhiều hoặc hỗ trợ Estrogen…
  • Hạn chế dùng đồ ăn nhanh, cay nóng, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, đồ uống có gas hoặc cafein và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Hạn chế làm việc quá mức, duy trì tâm trạng thoải mái, suy nghĩ tích cực, ngủ đủ giấc, tránh để đầu óc căng thẳng, mệt mỏi quá độ.
  • Luyện tập thể dục thể thao điều độ, thường xuyên. Mỗi ngày nên dành từ 30 – 60 phút mỗi ngày để tập thể dục. Lưu ý bạn nên tập với cường độ vừa phải không nên quá sức.

6. Điểm chính

Bế kinh không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và khả năng sinh sản của phụ nữ, thậm có thể dẫn đến hiếm muộn vô sinh. Do đó, khi thấy chu kỳ kinh nguyệt có những dấu hiệu bất thường, chị em cần đi khám và điều trị sớm để tình trạng này không kéo dài và tránh các biến chứng về sau.

Phụ nữ có thể sử dụng thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bế kinh, điều hòa kinh nguyệt thì hãy tham khảo Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông. Sản phẩm được kế thừa từ bài thuốc cổ phương “Tứ vật thang” bao gồm Đương Quy, Thục Địa, Xuyên Khung, Bạch Thược và gia thêm một số thảo dược khác giúp bổ máu, hỗ trợ các tình trạng rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, bế kinh, trễ kinh,… 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe song phụng điều kinh
Song Phụng Điều Kinh được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên

Các sản phẩm của Dược Bình Đông có thành phần từ dược thảo thiên nhiên quý nên phù hợp với cơ địa của người Việt, mang đến hiệu quả cao và an toàn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline (028)39 808 808 hay tham khảo sản phẩm qua website để sở hữu ngay Song Phụng Điều Kinh chính hãng nhé!

7. Câu hỏi thường gặp

Khi chị em phụ nữ bị bế kinh thường có các biểu hiện, triệu chứng như sau: 

  • Vùng bụng dưới đau và xảy ra đều đặn hàng tháng, mỗi lần đau kéo dài từ 3 – 4 ngày, rồi trở lại bình thường. Mỗi lần đau sẽ tăng dần mức độ đau, 5 – 6 lần đau như vậy sẽ xuất hiện một khối ở trên xương mu, nhiều khi gây đau căng, quằn quại.  
  • Da bị nám, sạm màu và khô là dấu hiệu ban đầu của bế kinh. Tuy nhiên, nhiều người bỏ qua vì nghĩ đây chỉ là vấn đề về da và không biết rằng là kinh nguyệt của mình đang sắp gặp vấn đề lớn.
  • Những phụ nữ bế kinh thường sẽ gặp với tình trạng rụng lông tại vùng kín và nách. Tuy nhiên, nếu tình trạng bế kinh do bệnh lý (nếu có khối u) phụ nữ mọc nhiều lông hơn bình thường.
  • Vòng 1 bị teo nhỏ đi so với bình thường. Điều này do các hormone hoạt động không hiệu quả trong buồng trứng.
  • Tình trạng bế kinh thường đi kèm với các triệu chứng khác như mệt mỏi, tâm lý bất an, cáu gắt, chán ăn, mất ngủ, trí nhớ kém,… Điều này dễ khiến chị em không còn hứng thú, giảm ham muốn khi “yêu”.
  • Suy giảm chất lượng cuộc sống vợ chồng: Chị em luôn trong trạng thái mệt mỏi, mất ngủ, chán nản, lo âu… ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, thậm chí dẫn tới khô hạn, lãnh cảm trong quan hệ tình dục.
  • Trầm cảm: Khi bị bế kinh do rối loạn tinh thần, phụ nữ thường xuyên có tâm trạng bất an, lo lắng và rất dễ mắc mắc bệnh trầm cảm. 
  • Teo vùng kín: Bế kinh do suy buồng trứng sớm dẫn tới teo bộ phận sinh dục, lão hóa sớm, rối loạn chức năng sinh sản,…
  • Tổn thương buồng trứng: Bế kinh là do những căn bệnh liên quan đến buồng trứng, mức độ Estrogen rất kém nên buộc phải kích thích sự tăng trưởng nội mạc tử cung và gây ra tình trạng loạn sản.
  • Hội chứng Galactorrhea: Khi bế kinh kéo dài mà không điều trị có thể khiến tử cung bị teo nhỏ. Từ đó dẫn đến chứng khô máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe ở nữ giới. 
  • Chức năng tuyến yên bị suy giảm: Bế kinh có thể gây suy yếu khả năng tuyến yên, khả năng cao gặp trong các trường hợp chấn thương sọ não, sau khi trị bức xạ não…
  • Vô sinh: Đây là tình trạ

Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động … 
  • Nguồn gốc dược liệu: Dược liệu có vai trò quan trọng trong ngành Y dược nước nhà, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược để sản xuất thuốc chữa bệnh và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tiêu chí bao gồm: Đặc điểm hình thái, Kiểm tra tinh khiết, Định tính, Định lượng. 
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiê
Liên hệ Dược Bình Đông
Đánh giá bài viết này
0 / 5

Your page rank:

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)