Tìm kiếm

Viêm khớp ngón chân: Nguyên nhân, Chẩn đoán, Điều trị

Tìm hiểu về viêm khớp ngón chân - Nguyên nhân & Cách điều trị

Ngón chân đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển, khi phải hoạt động quá nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng mòn sụn khớp, khiến đầu xương cọ xát vào nhau, dẫn đến sưng, viêm. Hiện nay, tình trạng viêm khớp ngón chân xảy ra khá phổ biến ở mọi độ tuổi, đặc biệt là người cao tuổi. Theo dõi bài viết dưới đây của Dược Bình Đông để tìm hiểu về căn bệnh viêm khớp ngón chân và một số phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả nhé! 

1. Đôi nét về viêm khớp ngón chân

1.1. Giới thiệu về tình trạng viêm khớp ngón chân

Ngón chân là bộ phận thuộc bàn chân. Các khớp bàn – ngón chân (Metatarsophalangeal) là khớp hai trục, cho phép thực hiện các động tác gập, duỗi, dạng, khép. Những khớp này chịu tải trong giai đoạn đẩy tới của dáng đi. Do đó, nếu các khớp ngón chân vận động quá nhiều sẽ đẩy nhanh quá trình mài mòn sụn khớp, từ đó các xương sẽ cọ xát trực tiếp vào nhau dẫn đến tình trạng viêm các khớp ngón chân. 

Viêm các khớp ngón chân là một bệnh lý về xương khớp khá phổ biến. Trên thực tế, tất cả các khớp trên bàn chân đều có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Trong đó, khớp Metatarsophalangeal (MTP) là khớp nối giữa ngón chân cái và phần còn lại của bàn chân thường bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị viêm khớp ngón chân, trong đó một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như:

  • Người cao tuổi;
  • Người thừa cân;
  • Người có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý viêm khớp;
  • Phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót có nguy cơ cao bị viêm khớp ngón chân.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về bài viết: Viêm khớp chân do nguyên nhân nào? Giải pháp điều trị hiệu quả?

Tình trạng của viêm khớp ngón chân
Viêm khớp ngón chân là một bệnh lý về xương khớp khá phổ biến, trong đó dễ gặp nhất là vị trí ngón chân cái

1.2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm khớp ngón chân

Triệu chứng của viêm khớp ngón chân tùy thuộc vào diễn tiến và căn nguyên gây bệnh. Do đó, bạn cần nắm rõ để sớm nhận biết các dấu hiệu bất thường và có biện pháp can thiệp hiệu quả, tránh để hệ lụy lâu dài. Dưới đây là một số dấu hiệu tại khớp:

  • Đau nhức khớp: Khi các khớp bị viêm nặng, người bệnh sẽ đối mặt với những cơn đau nhức kéo dài. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức ở nhiều ngón chân hoặc chỉ ở ngón chân cái. Cơn đau được mô tả như bị có vật thể sắc nhọn đâm vào khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. 
  • Cứng khớp: Viêm khớp có thể làm mòn sụn và viêm các mô dẫn đến tổn thương bao hoạt dịch. Các rối loạn này sẽ khiến các khớp kém linh hoạt và khó vận động hơn. Đặc biệt, người bệnh thường gặp phải tình trạng cứng khớp vào buổi sáng khi mới thức dậy hoặc sau một khoảng thời gian dài nghỉ ngơi. 
  • Sưng tấy, nóng, đỏ: Khi sờ vào các vị trí khớp viêm, bạn sẽ cảm thấy ấm nóng kèm theo sưng đỏ. Nguyên nhân chính là do sự tích tụ dịch khiến các ngón chân trở nên “đầy” và khó cử động. Tình trạng viêm còn làm cho các mạch máu mở rộng để tăng lưu lượng máu đến các khu vực này khiến chúng có màu đỏ và ấm khi sờ vào.
  • Cử động khó khăn: Các khớp xương sưng, đỏ và kém linh hoạt sẽ gây cản trở việc vận động.
  • Tiếng khớp kêu: Người bệnh sẽ nghe thấy tiếng lạo xạo, răng rắc,… mỗi khi cử động các khớp bị viêm. Âm thanh này phát ra từ các đầu xương cọ xát trực tiếp vào nhau trong quá trình vận động vì lớp sụn đã bị mài mòn.

Ngoài ra, người bệnh viêm khớp ngón chân còn có các dấu hiệu toàn thân như: mệt mỏi, chán ăn, tê bì, đổ mồ hôi kèm theo sốt nhẹ.

Người bệnh bi đau nhức chân
Nhiều bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức nhiều ngón chân hoặc chỉ ở ngón chân cái

1.3. Viêm khớp ngón chân có nguy hiểm không? Khi nào nên gặp bác sĩ?

Tình trạng viêm khớp ngón chân tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng không thể tự khỏi và tiềm ẩn nhiều biến chứng. Do đó, người bệnh buộc phải can thiệp bằng những phương pháp Y khoa để điều trị viêm khớp ngón chân. Nếu tình trạng viêm kéo dài có thể dẫn đến viêm khớp mạn cùng nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như: biến dạng khớp, dị tật ngón chân, hình thành gai xương, thậm chí là mất khả năng vận động. 

Nếu các bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì hãy đến ngay cơ sở y tế, chuyên khoa Cơ xương khớp để được thăm khám và can thiệp kịp thời.

Bác sĩ đang khám chân cho bệnh nhân
Tình trạng viêm các khớp ngón chân tiềm ẩn rất nhiều rủi ro biến chứng

2. Nguyên nhân gây viêm khớp ngón chân

2.1. Do chấn thương

Khi bị chấn thương trong lúc chơi thể thao, làm việc, sinh hoạt, khuân vác nặng hoặc ngã do tai nạn cũng có thể gây hại cho khớp. Những chấn thương mà ngón chân thường gặp phải như: Gãy xương ngón chân, bong gân ngón chân, trật khớp,…

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

Tình trạng viêm khớp ngón chân cũng xuất phát từ một số bệnh lý như:

  • Thoái hóa khớp: Đây là một bệnh mạn tính, gây tổn thương cho sụn và các mô xung quanh khớp. Quá trình thoái hóa khớp ảnh hưởng đến các vùng như bàn chân, gối, lưng, hông,… Bệnh kèm theo các triệu chứng cứng khớp, sưng khớp, đau âm ỉ tại các khớp khi đang vận động. Bạn có thể xem thêm bài viết: Thoái hóa khớp chân là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng & Cách chữa.
  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh lý này xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào màng hoạt dịch khỏe mạnh của khớp, dẫn đến viêm mạn tính. Biểu hiện điển hình của bệnh là viêm nhiều khớp, kèm theo cứng khớp vào buổi sáng và xuất hiện các yếu tố dạng thấp trong máu.
  • Bệnh gout: Đây là một loại viêm khớp xảy ra do nồng độ Acid Uric trong máu tăng cao tích tụ trong các khớp và gây viêm. Các cơn gout có thể ảnh hưởng đến các khớp khác ngoài ngón chân cái, bao gồm mắt cá chân, bàn chân, đầu gối hoặc khuỷu tay. nguồn
  • Các bệnh lý khác: Ngoài ra, tình trạng viêm khớp cổ còn có thể đến từ các bệnh lý như Viêm khớp vảy nến, Viêm khớp nhiễm trùng, Lupus ban đỏ,…

2.3. Yếu tố nguy cơ

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, còn nhiều yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng viêm khớp ngón chân. Chẳng hạn như:

  • Tuổi tác: Do quá trình lão hóa, người lớn tuổi thường có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh lý xương khớp, trong đó có viêm khớp ngón chân. Nguyên nhân chính là do sự đáp ứng kém của các tổ chức khớp so với hoạt động của khớp. 
  • Nghề nghiệp: Những người làm công việc cần phải sử dụng khớp ngón chân nhiều sẽ dễ mắc viêm khớp ngón chân.
  • Di truyền: Tiền sử gia đình có người bị viêm khớp ngón chân cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng.
  • Tâm lý: Nếu thường xuyên trong trạng thái căng thẳng và mệt mỏi thì cơ thể sẽ sản sinh ra các chất gây kích thích thần kinh, phá hủy hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc viêm đa khớp.
  • Lối sống: Người có chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các hoạt chất cần cho sự phát triển của hệ cơ xương sẽ dễ mắc các bệnh về viêm khớp. Ngoài ra, thói quen lười vận động cũng làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp ngón chân. 
Viêm khớp ngón chân là bệnh lý khá phổ biến
Tiền sử gia đình có người bị viêm khớp ngón chân cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng

3. Phương pháp chẩn đoán viêm khớp ngón chân

Chẩn đoán và điều trị sớm là “chìa khóa” để kiểm soát tình trạng viêm khớp ngón chân, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Trong quá trình khám lâm sàng, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng bạn gặp phải, tiền sử bản thân gia đình và các yếu tố nguy cơ. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ quan sát các dấu hiệu ở vùng ngón chân và kiểm tra khả năng vận động, sức mạnh, cảm giác, phản xạ.

Bên cạnh các biện pháp khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng viêm khớp ngón chân của người bệnh:

  • Xét nghiệm máu: Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm máu như: đo Protein C phản ứng CRP, kháng thể, hoặc Acid Uric để đánh giá nguyên nhân gây bệnh viêm khớp ngón chân.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện các kiểm tra hình ảnh như X-quang, MRI hoặc chụp CT để xác định phần khớp bị tổn thương và đánh giá mức độ tổn thương của sụn, xương dưới sụn, hệ thống mô mềm.
Bác sĩ đang xem bản chụp X-quang
Chụp CT chẩn đoán bệnh viêm khớp cổ

4. Phương pháp điều trị và chăm sóc giúp cải thiện tình trạng viêm khớp ngón chân

4.1. Phương pháp Tây y

Đối với Tây y, điều trị viêm khớp ngón chân gồm có 2 phương pháp chính: sử dụng thuốc và phẫu thuật. Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cách thức điều trị phù hợp nhất.

Thuốc Tây

Một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm giúp bệnh nhân cải thiện những triệu chứng khó chịu (sưng, đỏ, đau,…). Lưu ý, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Tùy vào nguyên nhân mà có những loại thuốc đặc trị như: 

  • Thuốc giảm đau Paracetamol: Hỗ trợ giảm đau trong giai đoạn đầu của viêm khớp ngón chân.
  • Thuốc giảm đau chống viêm không Steroid (NSAIDs): Giúp giảm đau và chống viêm làm giảm triệu chứng bệnh.
  • Thuốc giãn cơ: Được dùng trong trường hợp viêm khớp đi kèm căng cơ, có tác dụng làm dịu các cơn đau và làm giảm triệu chứng khó chịu do viêm khớp ngón chân.
  • Thuốc kháng viêm Corticosteroid: Được chỉ định trong các trường hợp không đáp ứng với các loại thuốc trên hoặc có dịch tụ ở khớp.
  • Thuốc đặc trị: Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD), thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm (SYSADOA); thuốc Colchicin, Allopurinol cho người bị Gout,…  Để tìm hiểu kỹ hơn về các loại thuốc trị viêm khớp bạn có thể tham khảo bài viết “Thuốc trị viêm khớp“.

Lưu ý: Các loại thuốc này giúp giảm đau nhanh chóng nhưng có một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, việc sử dụng thuốc trị viêm khớp ngón chân cần phải cẩn thận, không được tự ý thay đổi liều lượng và dùng thuốc theo đơn bác sĩ.

Phẫu thuật

Các bác sĩ có thể đề nghị người bệnh viêm khớp ngón chân tiến hành phẫu thuật nếu những cơn đau trở nên dữ dội hơn và không thuyên giảm sau khi đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Phương pháp này được thực hiện thông qua phẫu thuật tạo hình khớp, phẫu thuật làm cứng khớp, phẫu thuật tạo hình xương.

4.2. Phương pháp Đông y

Theo quan niệm của Y học cổ truyền, viêm khớp ngón chân là bệnh thuộc chứng Tý. Bệnh xảy ra khi có các yếu tố bên ngoài như phong, hàn, thấp xâm nhập, cũng như gặp phải các vấn đề bên trong do nguyên khí, tạng phủ suy yếu. Người bệnh viêm khớp ngón chân có thể gặp phải các triệu chứng sưng đau, cứng khớp, biến dạng khớp khi bị đàm trọc, huyết ứ, tắc nghẽn kinh lạc và có sự xâm nhập của tà khí. Để điều trị viêm khớp ngón chân, Đông y tập trung loại trừ nguyên nhân gây bệnh, giảm đau, bồi bổ cơ thể, hỗ trợ tái tạo khớp và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Một số cây thuốc nam dùng để điều trị viêm khớp ngón chân gồm: Dây đau xương, Độc hoạt, Kê huyết đằng, Đỗ trọng, Thổ phục linh, Ngưu tất (Cỏ xước), Trinh nữ hoàng cung, Đinh lăng, Ngải cứu, Lá lốt,…

Bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian được sử dụng để giúp giảm đau, giảm viêm, hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp ngón chân có nguồn gốc thiên nhiên, đảm bảo an toàn và hạn chế tác dụng không mong muốn. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp ngón chân

Bài thuốc với Gừng và Muối:

  • Công dụng: Gừng có vị cay, tính ấm hỗ trợ trị viêm khớp ngón chân, giảm đau hiệu quả.
  • Nguyên liệu: Gừng tươi, Muối.
  • Cách làm: Cho Gừng và muối vào thau nước ấm, sau đó ngâm chân với nước đã pha.

Bài thuốc với Ngải cứu:

  • Công dụng: Ngải cứu có tính ấm, vị đắng giúp điều trị viêm khớp ngón chân, giảm đau, kháng viêm rất tốt. 
  • Nguyên liệu: Ngải cứu, muối.
  • Cách làm: Trộn lá Ngải cứu và muối, tiếp theo đổ nước nóng vào. Sau đó, bạn đắp hoặc chườm lên vùng khớp bị viêm. 

Bài thuốc với Lá Chìa vôi:

  • Công dụng: Lá Chìa vôi có tính mát hỗ trợ điều trị viêm khớp ngón chân, đau khớp và thoái hóa khớp. 
  • Nguyên liệu: Lá Chìa vôi, Muối.
  • Cách làm Lá Chìa vôi tươi nghiên ngát rồi sao khô với muối. Sau đó đắp hoặc chườm lên khu vực bị viêm khớp. 
Hình ảnh về Ngải Cứu rang muối
Cách trị viêm khớp ngón chân bằng Ngải cứu và Muối

Bài thuốc Đông y

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y được đánh giá cao trong điều trị và hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm khớp ngón chân dưới đây: 

Độc hoạt ký sinh thang 

  • Công dụng: Điều trị viêm khớp ngón chân, nhức mỏi xương khớp, phong tê thấp.
  • Nguyên liệu: 12g Tang ký sinh, 12g Tần giao, 12g Đương quy, 12g Bạch thược, 12g Sinh địa, 12g Đỗ trọng, 12g Phục linh, 8g Độc hoạt, 8g Phòng phong, 8g Ngưu tất, 6g Xuyên khung, 4g Nhân sâm, 4g Nhục quế, 4g Cam thảo, 4g Tế tân. 
  • Cách làm: Sắc tất cả các nguyên liệu trên lấy nước uống.

Ý dĩ nhân thang gia giảm

  • Công dụng: Điều trị viêm khớp ngón chân, viêm khớp dạng thấp giai đoạn đầu
  • Nguyên liệu: 16g Ý dĩ, 12g Thương truật, 12g Đảng sâm, 8g Ma hoàng, 8g Khương hoạt, 8g Độc hoạt, 8g Phòng phong, 8g Huỳnh kỳ, 8g Ngưu tất, 8g Xuyên khung, 6g Quế chi, 6g Cam thảo.
  • Cách làm: Sắc tất cả các nguyên liệu trên lấy nước uống.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng viêm khớp ngón chân và không có thời gian để chuẩn bị các bài thuốc Đông y, bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thảo Linh Tiên Bình Đông. Đây là giải pháp hữu hiệu, không chỉ làm giảm các triệu chứng đau nhức mà còn hỗ trợ giải quyết căn nguyên gây bệnh. Sản phẩm là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược từ thiên nhiên với công dụng nuôi dưỡng xương khớp, trừ phong hàn, phong thấp, bổ can thận, thanh nhiệt đồng thời cải thiện các triệu chứng viêm khớp ngón chân, tê mỏi chân tay, đau nhức xương khớp do viêm, thoái hóa khớp. 

Hình ảnh sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông với tác dụng nuôi dưỡng xương khớp, bổ can thận hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do viêm khớp, thoái hóa khớp hay phong thấp
Sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông

Bên cạnh đó, châm cứu cũng được cho là một biện pháp giúp giảm đau hiệu quả. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với trường hợp viêm khớp ngón chân bị chấn thương do vận động, giúp cải thiện triệu chứng và cải thiện hoạt động của khớp.

4.3. Vật lý trị liệu

Một số phương pháp vật lý trị liệu giúp cải thiện tình trạng viêm khớp ngón chân bao gồm:

  • Giãn cơ: Giúp giảm các biểu hiện đau nhức và khó chịu ở khớp ngón chân, được thực hiện bởi nhân viên kỹ thuật.
  • Phục hồi cử động khớp với các bài tập: Vận động khớp ngón chân theo chuỗi tư thế gập, duỗi và xoay giúp hỗ trợ vận động cũng như phục hồi chức năng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài tập, liệu pháp (nhiệt hoặc lạnh) hoặc dụng cụ (nẹp cố định) để hỗ trợ giảm đau và giảm căng thẳng cho phần khớp ngón chân. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm: Top 7 sản phẩm hỗ trợ xương khớp giảm đau nhức, lấy lại sự linh hoạt.

4.4. Chăm sóc bản thân tại nhà

Sử dụng thuốc điều trị kết hợp với lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe phù hợp sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị viêm khớp ngón chân:

  • Thực phẩm và dinh dưỡng tốt cho xương khớp: Một số loại thực phẩm giúp người bệnh tăng cường sức khỏe xương khớp như thực phẩm chứa Vitamin C (kiwi, dứa, bưởi, dâu tây,…), rau họ cải (bông cải, cải bắp, cải Kale,…), các loại cá giàu axit béo Omega-3, bột nghệ, tỏi, quế,….Tham khảo thêm bài viết “Thực phẩm trị viêm khớp”.
  • Massage thư giãn: Massage nhẹ vào các vùng khớp bị viêm giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Chườm đá: Chườm đá giúp giảm đau tại các vùng khớp bị sưng viêm, đau nhức.
  • Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Bạn có thể sử dụng các sản phẩm này để hỗ trợ cải thiện các vấn đề liên quan tới xương khớp, tăng cường sức khỏe xương khớp. Thảo Linh Tiên Bình Đông là một trong những sản phẩm được nhiều người tiêu dùng tin chọn.
  • Thay đổi thói quen: Duy trì thói quen sinh hoạt tích cực có thể góp phần hạn chế diễn tiến bệnh, đảm bảo một cuộc sống tinh thần lành mạnh, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích,…
Những người phụ nữ đang tập thể dục
Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và hỗ trợ cải thiện các vấn đề về xương khớp

5. Phòng ngừa viêm khớp ngón chân

Để phòng ngừa tình trạng viêm khớp ngón chân, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây: 

  • Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng một chế độ ăn đa dạng với nhiều nhóm thực phẩm, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Chú ý bổ sung nhiều trái cây, rau xanh và uống đủ nước… giúp ổn định hàm lượng Acid Uric trong máu cũng như duy trì hệ xương khỏe mạnh.
  • Tránh chấn thương: Thận trọng trong sinh hoạt thường ngày hoặc khi tham gia giao thông và chơi thể thao để giảm thiểu nguy cơ chấn thương. Ngoài ra, cần hạn chế mang vác vật nặng hoặc có dụng cụ hỗ trợ nếu cần thiết. 
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn và đúng cách: Bạn có thể tập các môn thể thao đòi hỏi vận động nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga để hạn chế kích thích và tổn thương ổ khớp.
  • Thăm khám định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị các bệnh về xương khớp.

6. Tổng kết

Bài viết chia sẻ một số thông tin về viêm khớp ngón chân – một trong những bệnh lý khá phổ biến thuộc nhóm Cơ xương khớp. Để phòng ngừa viêm khớp ngón chân và các bệnh lý xương khớp nói chung, bạn cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và tập thể dục hợp lý.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp như Thảo Linh Tiên Bình Đông. Sản phẩm là sự kết hợp hài hòa của các loại dược liệu: Dây đau xương, Tang thầm, Kê huyết đằng, Đỗ trọng, Ngưu tất, Độc hoạt, Cốt toái bổ, Mộc qua mang đến công dụng giảm đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do viêm khớp, thoái hóa khớp, phong thấp.

Hình ảnh sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông với tác dụng nuôi dưỡng xương khớp, bổ can thận hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do viêm khớp, thoái hóa khớp hay phong thấp
Thảo Linh Tiên Bình Đông là sự kết hợp hài hòa của các loại dược liệu

Công ty TNHH Dược phẩm Bình Đông với hơn 70 năm hình thành và phát triển đã không ngừng khẳng định vị thế mình trên thị trường Việt Nam. Dược Bình Đông luôn cam kết chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào và quy trình sản xuất chuyên nghiệp đạt chuẩn GMP-WHO.

Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về Thảo Linh Tiên Bình Đông hoặc các sản phẩm khác của Dược Bình Đông, hãy liên hệ ngay qua số hotline 028.39.808.808 để được hỗ trợ tư vấn. Đội ngũ chuyên gia sức khỏe của Dược Bình Đông luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

1. Bệnh viện đa khoa Tâm Anh: https://tamanhhospital.vn/viem-khop-ngon-chan/

2. Feintuch, S. (2023, June 2). Arthritis in toes: Signs of toe arthritis, and what to do about it. CreakyJoints. https://creakyjoints.org/living-with-arthritis/symptoms/arthritis-in-toes/

3. Cluett, J., MD. (2024, January 23). Symptoms and causes of arthritis in the toes. Verywell Health. https://www.verywellhealth.com/arthritis-in-toes-4584852

4. Seymour, T. (2017, October 21). How is arthritis treated in the toes? https://www.medicalnewstoday.com/articles/319769

5. Orthopaedics, C. (2022, July 7). Toe Arthritis – What it is and How to Treat it? | Orthopaedic News. Carrothers Orthopaedics. https://carrothersorthopaedics.co.uk/toe-arthritis-treat/

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)