Tìm kiếm

Làm thế nào để cải thiện thói quen thức khuya ở nữ giới?

Thức khuya lâu dài sẽ có hại cho gan

Thức khuya ở nữ giới là thói quen xấu ảnh hưởng đến cả ngoại hình lẫn sức khỏe thể chất và tinh thần. Thức khuya có thể gây ra những hậu quả gì? Làm thế nào để cải thiện thói quen thức khuya ở nữ giới? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Dược Bình Đông.

Bài viết này chỉ đề cập đến việc thức khuya do thói quen không lành mạnh. Trong trường hợp nguyên nhân thức khuya là do bệnh lý, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết “Phụ nữ mất ngủ: Nguyên nhân và tác hại“.

1. Tổng quan về lối sống thức khuya

Thức khuya là thói quen đi ngủ muộn hơn so với thời gian ngủ lý tưởng, thường là sau 11 giờ đêm (23 giờ). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thức khuya ở nữ giới thường xuất phát từ các yếu tố đặc biệt như mang thai, mẹ bỉm cần phải chăm sóc con nhỏ, cần xử lý những tình huống gấp (học tập, công việc,…) hoặc gồm những yếu tố cố tình thức khuya, xuất phát từ nhu cầu giải trí (chơi game, xem thể thao, xem phim,…).

Tuy nhiên, dù xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào, thức khuya cũng sẽ khiến cơ thể không được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Bởi vì một giấc ngủ đạt chất lượng là cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản như đủ giờ, đủ sâu và cảm thấy khoẻ khoắn, tỉnh táo khi thức dậy,…

Nữ giới thức khuya thường có những dấu hiệu như mắt thâm quầng, nổi mụn, tóc khô xơ, dễ rụng, môi thâm, da bị lão hóa (sạm da, da khô nhợt nhạt thiếu sức sống,…). Bên cạnh đó còn có một số biểu hiện khác như buồn nôn, chóng mặt, khó thở, đau bụng, mệt mỏi, chán ăn,…

Hình ảnh cô gái đang mệt mỏi và mất ngủ vì lười vận động và thức khuya
Thức khuya là thói quen xấu ảnh hưởng đến cả ngoại hình và sức khỏe

2. Tác hại của thức khuya

Thức khuya gây lão hóa nhanh, làm thay đổi hormone trong cơ thể như Melatonin, Cortisol, giảm Collagen,… Việc thức khuya không chỉ làm ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn gây nhiều tác động đến sức khỏe sinh sản, thể chất và tinh thần của phái nữ.

2.1. Thức khuya gây rối loạn nội tiết

Với phụ nữ, thường xuyên thức khuya gây ra tình trạng mất cân bằng Estrogen và Progesterone – hai loại hormone quan trọng trong sức khỏe phụ khoa dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết. Các triệu chứng thường thấy khi phụ nữ bị rối loạn nội tiết bao gồm làn da trở nên khô, sạm, tàn nhang, nám, xuất hiện nhiều mụn, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, khó thụ thai,… 

Tình trạng rối loạn nội tiết có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nữ giới như:

Ngoài ra, Theo nghiên cứu của Đại học Y Harvard và Bệnh viện phụ sản ở Boston (Mỹ), những phụ nữ thức khuya thường xuyên có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung,… cao gấp 1,5 lần so với những người đi ngủ sớm.

Người phụ nữ đang thức khuya
Nữ giới thức khuya có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư cao hơn những người đi ngủ sớm

2.2. Thức khuya ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất

Thức khuya sẽ phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể. Việc này không chỉ gây rối loạn thời gian ngủ nghỉ mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động nội tiết của cơ thể. Thức khuya có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất như:

  • Nguy hại đến gan: Thường xuyên thức khuya sau 23 giờ sẽ thay đổi đồng hồ sinh học, làm rối loạn chức năng, hủy hoại các tế bào và làm suy giảm vai trò của gan, góp phần gây ra nhiều bệnh lý như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan. Đồng thời, khi thức khuya, chúng ta dễ ăn nhiều thức ăn nhanh, uống nước ngọt, nước tăng lực làm tăng gánh nặng cho gan. Vì vậy, những “cú đêm” thường gặp phải các biểu hiện cụ thể như: nóng trong người, nổi mụn,…. Tìm hiểu thêm qua bài “Thức khuya hại Gan“.
  • Nguy hại đến thận: Thức khuya trong thời gian dài trực tiếp gây tổn thương và rối loạn chức năng thận, cản trở quá trình chuyển hóa độc tố ure bình thường của thận, đồng thời sẽ làm giảm tốc độ lưu lượng máu và hàm lượng oxy trong thận. Những người thường xuyên thức khuya có nguy cơ cao gặp phải các tình trạng như thận yếu, đi tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hình thành sỏi thận và cơn gout cấp, viêm cầu thận mãn tính, nhiễm trùng tiểu,… Tìm hiểu thêm qua bài “Thức khuya hại Thận“. 
  • Gây ra các bệnh liên quan dạ dày: Thức khuya có thể gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày với những biểu hiện như buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, chán ăn,…
  • Gây lão hóa sớm.
  • Ảnh hưởng đến da, thị giác, thính giác.
  • Tăng cân.

Đồng thời, tình trạng suy giảm miễn dịch do thức khuya còn gây ra những nguy cơ như:

2.3. Thức khuya ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần

Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe thể chất, thức khuya cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần. Khi sức khỏe tinh thần suy giảm, người thức khuya thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý về thần kinh, dễ bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động, nguy hiểm đến tính mạng.

Tác hại điển hình của thức khuya là ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý. Phụ nữ thường xuyên thức khuya sẽ dễ rơi vào các dấu hiệu sau:

  • Giảm tập trung, giảm sút hiệu suất công việc.
  • Giảm trí nhớ, dễ mắc bệnh lý Alzheimer.
  • Cáu gắt, hành xử thiếu kiềm chế, dễ hoang tưởng và gặp ảo giác.

Thường xuyên thức khuya có thể dẫn đến căng thẳng, trầm cảm. Bởi vì khi thức khuya, đòi hỏi hệ thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng và phải hoạt động hết công suất mặc dù đây phải là thời điểm để não bộ nghỉ ngơi. 

Hình ảnh phụ nữ đang bị lo au, trầm cảm do thức khuya
Thức khuya có thể gây giảm tập trung, giảm trí nhớ

3. Làm gì để giữ sức khỏe khi bạn buộc phải thức khuya

Mặc dù thức khuya gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe, nhưng thức khuya lại là điều không thể tránh khỏi đối với những trường hợp bất đắc dĩ như chăm bệnh, chăm con nhỏ, tính chất công việc cần giải quyết vào ban đêm (tăng ca, trực đêm, học tập thi cử,…). Bạn có thể tham khảo một số cách để thức khuya ngắn hạn như:

  • Thiết lập lịch trình ban ngày giả vào ban đêm bằng cách dùng ánh sáng mạnh để tạo cảm giác như ban ngày, từ đó giúp bạn tỉnh táo hơn trong thời gian thức khuya.
  • Duy trì lịch trình giấc ngủ nhất quán, đều đặn giúp nhịp sinh học của cơ thể không bị rối loạn..
  • Ngủ sâu 8 tiếng mỗi ngày, có ngủ trưa.
  • Bổ sung một số đồ ăn nhẹ lành mạnh để thức khuya mà vẫn khỏe như: Trái cây, các loại hạt, rau củ hoặc sữa chua,….

Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tức thời cho việc thức khuya ngắn hạn, bạn không nên thức khuya liên tục vì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

4. Cách thay đổi thói quen thức khuya 

Thường xuyên thức khuya sẽ làm nhịp sinh học của cơ thể bị xáo trộn. Vì vậy, bạn cần thay đổi thói quen không lành mạnh này bằng những biện pháp giúp ngủ ngon hơn như:

  • Sắp xếp kế hoạch làm việc, học tập, giải trí với giờ giấc phù hợp, không làm việc quá sức sau 23 giờ.
  • Có thói quen sinh hoạt khoa học, đi ngủ đúng giờ (vào khoảng 22-23 giờ), không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, lưu ý không uống nhiều trước khi đi ngủ,…
  • Sử dụng thêm các thực phẩm giúp hỗ trợ giấc ngủ như Sữa ấm, Chuối, Hạnh nhân,… Hạn chế đồ uống và thực phẩm chứa Caffeine, cồn, thức ăn nhiều đường hoặc dầu mỡ, đồ ăn cay nóng vào buổi tối.
  • Tránh căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái để có giấc ngủ chất lượng.
  • Tạo không gian ngủ phù hợp và tập hít thở để dễ dàng đi vào giấc ngủ.
  • Thực hiện massage tại khu vực đầu và mặt giúp kích thích máu lưu thông lên não, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ. Điều này không chỉ giúp bạn ngủ sâu hơn mà còn cảm thấy sảng khoái và khỏe khoắn hơn khi thức dậy. Tìm hiểu một số “Động tác massage giúp dễ ngủ“.
  • Ngâm chân giúp cải thiện giấc ngủ, tắm nước ấm trước khi ngủ khoảng 20 phút, sau đó giảm nhiệt độ phòng ngủ sẽ giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, duy trì thực hiện các bài tập hít thở, thiền, yoga giúp giảm căng thẳng, dễ đi vào giấc ngủ. Tìm hiểu bài viết “Bài tập giúp ngủ ngon“.
  • Áp dụng các tư thế nằm giúp ngủ ngon hơn. Tìm hiểu thêm bài viết “Tư thế giúp ngủ ngon“.
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ như Nút tai chống ồn, Bịt mắt ngủ, Đèn ngủ, Máy tạo tiếng ồn trắng (tạo âm thanh đều đều, giúp che lấp tiếng ồn), Máy khuếch tán các loại tinh dầu, Nến, Nệm, Gối ngủ,… Tìm hiểu “Nguyên tắc lựa chọn sản phẩm giúp ngủ ngon“.
  • Áp dụng các mẹo giúp hỗ trợ ngủ ngon đơn giản tại nhà.
  • Bên cạnh các biện pháp trên, bạn có thể bổ sung thêm các sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mệt mỏi, nâng cao sức khỏe để có giấc ngủ ngon hơn. Bát Tiên Bình Đông với thành phần gồm nhiều loại thảo dược quý như Lạc Tiên, Thục Địa, Mạch Môn, Bạch Phục Linh, Phòng Đảng Sâm, Hoài Sơn, Hoàng Tinh, Sơn Thù Du,… giúp hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ, bồi bổ, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ làm giảm mệt mỏi ở phụ nữ,…
Hình chụp sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bát Tiên Bình Đông
Bát Tiên Bình Đông giúp cải tiện giấc ngủ hiệu quả, giúp ăn ngon, ngủ ngon hơn

5. Tổng kết

Thức khuya gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Do vậy, chị em phụ nữ hãy tạo thói quen ngủ sớm, hạn chế thức khuya để duy trì sức khỏe, đảm bảo chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc.

Để thay đổi thói quen thức khuya, ngoài việc áp dụng các biện pháp cải thiện giấc ngủ, bạn có thể sử dụng sản phẩm Bát Tiên Bình Đông của Dược Bình Đông. Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, Bát Tiên Bình Đông giúp bạn có giấc ngủ sâu và ngon hơn, giảm mệt mỏi và hỗ trợ nâng cao sức khỏe. 

Dược Bình Đông là một trong những thương hiệu Dược phẩm uy tín với hơn 70 năm kinh nghiệm. Các sản phẩm của Dược Bình Đông đã có mặt trên khắp mọi miền tổ quốc, là sự lựa chọn tin cậy của nhiều khách hàng. Để được tư vấn về sản phẩm và các vấn đề về sức khỏe, liên hệ với chúng tôi qua hotline 028.39.808.808.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)